Hiển thị tất cả Hướng dẫn sử dụng Thông tin dược chất Chống chỉ định Tác dụng phụ Lưu ý Quá liều Bảo quản Tương tác

Hình ảnh thuốc

Tóm tắt thuốc

Số đăng ký:

VD-18998-13

Đóng gói:

hộp 10 vỉ x 30 viên

Tiêu chuẩn:

DĐVN IV

Tuổi thọ:

36 tháng

Công ty sản xuất:

Công ty cổ phần dược phẩm Quảng Bình

Quốc gia sản xuất:

Việt Nam

Công ty đăng ký:

Công ty cổ phần dược phẩm Quảng Bình

Quốc gia đăng ký:

Công ty cổ phần dược phẩm Quảng Bình

Loại thuốc:

Hormon vỏ thượng thận và các dẫn chất tổng hợp

Hướng dẫn sử dụng

Liều dùng : Uống sau khi ăn: Người lớn: 2-8 viên/ngày; Trẻ em : 0,1-0,2mg/kg/ngày.

Thông tin về dược chất

1. Loại thuốc:

Glucocorticoid

2. Dạng thuốc và Hàm lượng:

  • Cồn ngọt: 0,1 mg/ml.

  • Viên nén: 0,5 mg, 0,75 mg, 4 mg.

  • Dung dịch tiêm Dexamethason Natri Phosphat: 4 mg/ml tiêm tĩnh mạch, tiêm bắp, tiêm vào khớp, tiêm vào thương tổn, tiêm vào mô mềm.

  • Dung dịch tiêm Dexamethason Natri Phosphat 24 mg/ml, chỉ dùng tiêm tĩnh mạch.

  • Hỗn dịch tiêm Dexamethason Acetat 8 mg/ml, chỉ dùng tiêm bắp, tiêm vào khớp, tiêm vào thương tổn, tiêm vào mô mềm. Tuyệt đối không tiêm tĩnh mạch.

  • Thuốc tra mắt: Dung dịch Dexamethason Natri Phosphat 0,1%.

  • Thuốc mỡ 0,05%.

  • Thuốc tai - mũi - họng: Dung dịch nhỏ tai 0,1%, dung dịch phun mũi 0,25%.

  • Thuốc dùng ngoài da: Kem Dexamethason Natri Phosphat 1 mg/1 g.

  • Thuốc phun 10 mg/25 g.

Chú ý:

  • Hàm lượng và liều lượng của Dexamethason Natri Phosphat được tính theo Dexamethason Phosphat; 4 mg Dexamethason Phosphat tương ứng với 3,33 mg Dexamethason Base.

  • Hàm lượng và liều lượng của Dexamethason Acetat được tính theo Dexamethason Base.

Chống chỉ định

Quá mẫn với Dexamethason hoặc các hợp phần khác của chế phẩm; nhiễm nấm toàn thân, nhiễm virus tại chỗ hoặc nhiễm khuẩn lao, lậu chưa kiểm soát được bằng thuốc kháng khuẩn và khớp bị hủy hoại nặng.

Tác dụng phụ

Các tác dụng phụ có thể xảy ra: đau dạ dày; kích ứng dạ dày; nôn; đau đầu; hoa mắt; mất ngủ; bồn chồn; phiền muộn; lo ngại; nổi mụn; tóc mọc nhanh; dễ bầm tím chu kỳ kinh nguyệt không đều hoặc vắng mặt

Nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào sau đây, hãy gọi cho bác sĩ của bạn ngay lập tức: nổi mẩn da; sưng mặt, chân, hoặc mắt cá chân; vấn đề tầm nhìn; lạnh hoặc nhiễm trùng kéo dài một thời gian dài; yếu cơ; phân màu đen

Lưu ý

1. Thận trọng:

Ở người bệnh nhiễm khuẩn hoặc nghi ngờ nhiễm khuẩn, phải đặc biệt chú ý và điều trị bằng các thuốc kháng khuẩn đặc hiệu là cần thiết trước tiên, do tác dụng ức chế miễn dịch nên Dexamethason có thể gây nên những cơn kịch phát và lan rộng nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, người viêm màng não nhiễm khuẩn cần phải dùng Dexamethason trước khi dùng các thuốc kháng khuẩn đặc hiệu để đề phòng viêm não do phản ứng với các mảnh xác vi khuẩn đã bị thuốc kháng khuẩn hủy diệt. ở người loãng xương, hoặc mới phẫu thuật ruột, loạn tâm thần, loét dạ dày tá tràng, đái tháo đường, tăng huyết áp, suy tim, suy thận, lao, thì cần phải theo dõi chặt chẽ và điều trị tích cực các bệnh đó nếu cần phải dùng Dexamethason.

Thời kỳ mang thai: Các Glucocorticoid có khả năng gây quái thai ở động vật. Tuy nhiên, điều đó không hoàn toàn đúng với người. Thuốc có thể làm giảm trọng lượng nhau thai và trọng lượng thai nhi. Thuốc cũng có thể gây ức chế tuyến thượng thận ở trẻ sơ sinh nếu người mẹ dùng thuốc kéo dài. Dùng Glucocorticoid trước khi đẻ non đã chứng minh có khả năng bảo vệ chống nguy cơ hội chứng suy hô hấp sơ sinh và bệnh loạn sản phổi - phế quản do đẻ non.

Thời kỳ cho con bú: Dexamethason vào sữa mẹ và có nguy cơ đối với trẻ bú mẹ.

Quá liều

  • Quá liều Glucocorticoid gây ngộ độc cấp hoặc gây chết rất hiếm. Không có thuốc giải độc đặc hiệu. Không có chỉ định cho việc điều trị ngộ độc mạn, trừ trường hợp người bệnh quá nhạy cảm với Corticosteroid, gây bệnh lý; lúc đó cần điều trị các triệu chứng.

  • Choáng phản vệ hoặc phản ứng quá mẫn có thể được điều trị bằng Epinephrin, hô hấp nhân tạo và Aminophylin. Người bệnh nên được giữ ấm và yên tĩnh.

Bảo quản

  • Giữ thuốc trong hộp kín, ngoài tầm với của trẻ em.

  • Bảo quản ở nhiệt độ phòng, nơi khô ráo, tránh ánh sáng trực tiếp

Tương tác

  • Các Barbiturat, Phenytoin, Rifampicin, Rifabutin, Carbamazepin, Ephedrin, Aminoglutethimid có thể làm tăng thanh thải Corticosteroid nên làm giảm tác dụng điều trị.

  • Corticoid đối kháng tác dụng của các tác nhân gây hạ đường huyết (kể cả Insulin), thuốc hạ huyết áp và thuốc lợi tiểu. Corticosteroid làm tăng tác dụng hạ Kali huyết của Acetazolamid, các Thiazid lợi tiểu quai, Carbenoxolon.

  • Hiệu lực của các dẫn chất Cumarin chống đông máu có thể tăng khi dùng đồng thời với Corticoid, nên cần kiểm tra chặt chẽ thời gian Prothrombin để tránh chảy máu tự phát.

  • Sự thanh thải Salicylat tăng khi dùng đồng thời với Corticoid, vì vậy khi ngừng Corticoid dễ bị ngộ độc Salicylat.

  • Các thuốc lợi tiểu làm giảm Kali huyết (ví dụ Thiazid, Furosemid) và Amphotericin B có thể làm tăng tác dụng giảm Kali huyết của Glucocorticoid.