Xương khớp

Thực đơn cho người bệnh gút|ThS BS CKII Nguyễn Ngọc Thạch

2021-12-30 13:47:14

Thực đơn cho người bệnh gút|ThS BS CKII Nguyễn Ngọc Thạch Thực đơn cho người bệnh gút|ThS BS CKII Nguyễn Ngọc Thạch

ThS BS CKII Nguyễn Ngọc Thạch- BV Chấn thương chỉnh hình TP HCM

Gút là một loại bệnh viêm khớp, thể hiện tình trạng viêm ở các khớp. Những người bệnh gút thường có khởi phát đau đột ngột, đau dữ dội, sưng và viêm ở nhiều khớp

May mắn là, bệnh gút có thể khống chế được bằng thuốc, chế độ ăn hợp lý và thay đổi thói quen sinh hoạt. Hôm nay, chúng ta sẽ trao đổi nhiều hơn về những thực phẩm tốt cho người có bệnh gút và cần tránh ăn thức ăn nào, với các dữ liệu nghiên cứu khoa học cụ thể. Cùng Bác sĩ Thạch và Tdoctor tìm hiểu về thực đơn cho người bệnh gút ngay nào!

Bệnh gút là gì

thực đơn cho người bệnh gút

Gút là bệnh viêm khớp với biểu hiện cơn đau đột ngột, sưng và viêm ở các khớp trên cơ thể

Gần một nửa số bệnh nhân gút có triệu chứng chủ yếu ở khớp ngón cái bàn chân, các bệnh nhân còn lại thì có đau ở ngón tay, cổ tay, gối và sau gót

Triệu chứng gút hay cơn gút cấp xảy ra khi lượng axit uric ở trong máu quá cao. Axit uric là sản phẩm từ quá trình chuyển hóa mà cơ thể tạo ra khi tiêu hóa một số thức ăn

Khi nồng độ axit uric tăng cao, các tinh thể axit uric tích tụ trong các khớp, chính điều này làm khớp sưng lên, tạo phản ứng viêm và rất đau

Cơn gút cấp thường xảy ra vào ban đêm, kéo dài 3 tới 10 ngày

Hầu hết những bệnh nhân mắc bệnh gút đều trải qua các triệu chứng trên bởi vì cơ thể họ không thể thải hết axit uric một cách hiệu quả, gây ra tích tụ uric, tinh thể hóa và lắng đọng trong các khớp

Ngoài ra, nhiều người có nồng độ axit uric cao trong máu còn do yếu tố di truyền hoặc ảnh hưởng bởi chế độ ăn

Thực phẩm ảnh hưởng tới bệnh gút thế nào

Với người có bệnh gút, một số loại thực phẩm cụ thể có thể làm tích tụ axit uric. Những thực phẩm này có đặc điểm lượng purin cao (purin có trong thịt đỏ, hải sản và đồ uống có cồn), khi cơ thể tiêu hóa purin thì sẽ tạo ra axit uric

Vấn đề chuyển hóa purin thì không có hề gì với người không mắc gút vì cơ thể đủ sức thải axit uric, tuy nhiên với người có bệnh gút thì khả năng thải uric lại kém, vì vậy mà ăn nhiều thức ăn chứa purin sẽ tích tụ uric và dẫn tới cơn gút cấp tính

Những thực phẩm thường làm tích tụ uric gồm ăn nội tạng (tim, gan, lòng..), ăn thịt đỏ (bò, heo, cừu, bê, trâu, ngựa..), hải sản, rượu và bia. Chúng chứa hàm lượng purin trung bình tới mức cao

Tuy nhiên, có một ngoại lệ, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng những rau củ quả dù có hàm lượng purin cao, vẫn không hề tích tụ uric

Và một điều thú vị cần nắm rõ nữa, đường fructo và những đồ uống ngọt có thể làm gia tăng nguy cơ bệnh gút và cơn gút cấp ở người đã có bệnh gút, dù rằng chúng chẳng hề chứa hàm lượng purin cao. Chúng làm tăng uric bằng cách ảnh hưởng một vài chu trình chuyển hóa trong tế bào.

Nhiều nghiên cứu chỉ rõ rằng, các sản phẩm ít béo như sản phẩm từ đậu nành và những sản phẩm cung cấp nhiều vitamin C có thể giúp ngăn ngừa cơn gút cấp vì chúng giúp giảm lượng uric trong máu

Những sản phẩm giàu chất béo dường như không có tác động tới việc giảm uric máu

Những thực phẩm nào nên tránh

Nếu là người bệnh gút, hay bị cơn gút cấp, thì cần nên tránh các thực phẩm giàu purin và thực phẩm giàu fructo

Dưới đây là liệt kê một số thực phẩm giàu purin và giàu fructo mà người bệnh gút cần tránh:

  • Nội tạng: Gan, thận, não, lòng
  • Thịt bê, thịt nai, thịt bò
  • Hải sản: Sò điệp, cua, tôm và trứng cá
  • Đồ ngọt: Nước ép trái cây và soda có đường
  • Mật ong
  • Thức ăn lên men: bia..
  • Bánh ngọt, bánh bích quy nên tránh.

Những loại thực phẩm người bệnh gút nên ăn

Những loại thực phẩm người bệnh gút nên ăn

  • Trái cây tươi: Hầu như mọi loại trái cây tươi đều sử dụng có hiệu quả tốt, đặc biệt là Cherry có thể giúp đào thải uric, giảm phản ứng viêm khớp
  • Rau củ quả và nấm: Khoai tây, đậu hà lan, các loại nấm, các loại lá có màu sậm, trứng gà
  • Các loại đậu nhìn chung là sử dụng tốt
  • Các loại hạt đều tốt
  • Ngũ cốc: Yến mạch, gạo lức và đại mạch
  • Các sản phẩm từ bơ, sữa đều tốt
  • Thức uống: Café, chè và lá trà xanh đều tốt
  • Các loại lá thảo dược là tốt
  • Các loại dầu dừa, oliu là tốt

Những loại thực phẩm người bệnh gút có thể dùng ở mức trung bình

Ngoại trừ nội tạng và thịt bê và 1 số loại hải sản như liệt kê ở trên, thì còn lại người bệnh gút có thể ăn, ở mức độ trung bình, không ăn quá nhiều. Đừng ăn nhiều quá 170 gam mỗi lần.

  • Thịt: Gà, bò, heo và cừu
  • Cá: Cá ngừ tươi hay cá ngừ đóng hộp

Những thay đổi thói quen trong cuộc sống có thể giúp ích người bệnh gút

Ngoài việc có chế độ ăn với nhiều tiết giảm thực phẩm giàu purin, những thay đổi trong sinh hoạt có thể giúp ích cho người bệnh gút không bị cơn gút cấp

Giảm cân

Khi đã có bệnh gút, việc thừa cân sẽ làm cơ thể dễ bị cơn gút cấp

Bởi vì khi thừa cân, cơ thể dễ kháng lại insulin, dẫn tới uric trong máu tăng cao

Nhiều nghiên cứu chỉ rõ rằng giảm cân có thể giảm việc kháng insulin và giảm nồng độ uric máu

Tập thể dục nhiều hơn

Những thay đổi thói quen trong cuộc sống có thể giúp ích người bệnh gút

Tập luyện thể dục đều mỗi ngày là cách để chặn cơn gút cấp

Tập luyện thể chất không chỉ giúp có sức khỏe tốt, mà còn giữ ổn định nồng độ uric trong máu ở mức thấp

Một nghiên cứu cho thấy ở 228 người đi bộ 8km/ ngày thì giảm cơn gút cấp 50% so với những người không tập luyện

Uống nhiều nước

Uống nhiều nước có thể giảm nguy cơ cơn gút cấp

Lý do vì khi uống nước nhiều giúp cơ thể tăng thải uric qua đường nước tiểu

Khi tập luyện, sẽ mất nước, do đó cần bổ sung nước thích hợp

Hạn chế rượu bia

Đồ uống có cồn gây tích tụ uric

Sử dụng nhiều rượu bia khiến mọi người bị cơn gút cấp nhiều hơn 51% so với những người ít dùng rượu bia.

Vì thế, hãy hạn chế tới mức tối đa việc dùng rượu bia, để tránh bùng phát cơn gút cấp

Sử dụng thực phẩm bổ sung Vitamin C

Nhiều nghiên cứu chỉ rõ việc dùng vitamin C sẽ giúp làm giảm lượng uric trong cơ thể

Việc dùng Vitamin C có thể hiệu quả, hữu ích cho người đang mắc gút, tuy nhiên đây là yếu tố mới, cần nhiều nghiên cứu sâu hơn để khẳng định việc này

Những lời tóm gọn về bệnh gút

Gút là bệnh viêm khớp, cơn đau đột ngột, sưng, viêm ở các khớp

May mắn là, có thể kiểm soát được bệnh gút

Đồ ăn, thức uống, có thể làm tích tụ uric, gây bệnh gút cấp: Nội tạng, thịt bê, hải sản, nước ngọt, rượu bia

Trái lại, nhiều loại thực phẩm làm giảm uric máu, tốt cho người có bệnh gút: Trái cây tươi, rau củ quả, ngũ cốc, sản phẩm từ đậu nành, thực phẩm ít béo.

Thay đổi thói quen sinh hoạt, tập thể dục mỗi ngày có thể ngăn được cơn gút cấp, kiểm soát cân nặng, uống nhiều nước, hạn chế rượu bia và bổ sung Vitamin C là cách hữu ích để ngăn chặn bệnh gút.

 

  • TDOCTOR: 90128
    Chuyên khoa Cột sống Cơ Xương Khớp tại Bệnh viện chấn thương chỉnh hình HCM
    Địa chỉ: Hồ Chí Minh
    Nơi công tác: Bệnh viện chấn thương chỉnh hình HCM

    Giờ làm việc: 24h/7

    10000 Vnđ/Phút

  • 0 bình luận

    Gửi ý kiến bình luận
    Xem thêm
    Rất hữu ích Rất hữu ích
    Hữu ích Hữu ích
    Bình thường Bình thường

    Nếu có bất cứ thắc mắc nào về vấn đề sức khỏe

    hãy liên hệ với Tdoctor thông qua cách thức đặt câu hỏi trực tuyến Tại đây.
    Hoặc mời bạn liên hệ qua Hotline/ Zalo: 0937454785 / 0349444164 hay có thể tìm bác sĩ tại đây
    Trân trọng.