Khám, tư vấn điều trị:
+ Các bệnh lý ống tiêu hóa (Thực quản, dạ dày, ruột non, đại tràng, trực tràng, hậu môn) ;
+ Các bệnh lý gan, mật, tụy , lách.
+ Các bệnh lý thoát vị thành bụng 

Bệnh viện E được sự giúp đỡ và cho phép của Bộ Y tế triển khai tiêm vaccine Astrazeneca (vaccine Covid 19) đợt 2 cho cán bộ y tế và một số cơ quan: đúng đối tượng, quy trình đảm bảo an toàn tối đa , những đối tượng được tiêm rất hài lòng. Đợt 1 Bệnh viện đã tiêm 1.300 liều vaccine AstraZeneca an toàn không có phản ứng phụ gì lớn.

PHẪU THUẬT CẮT BỎ TÚI MẬT
(Tài liệu giáo dục sức khỏe dành cho bệnh nhân, theo Uptodate)
1. Túi mật là gì ?
Túi mật (gallblader) là một tạng nhỏ hình quả lê nằm dưới gan (liver) . Nó chứa mật (bile) , một loại chất lỏng được tạo ra ở gan và giúp cơ thể tiêu hóa mỡ. Khi bạn ăn một bữa ăn chứa mỡ, túi mật sẽ co bóp để đẩy mật vào ống mật (bile duct) . Ống mật đưa mật vào ruột non giúp tiêu hóa thức ăn.
2.Thế nào là phẫu thuật cắt bỏ túi mật (Gallblader removal or cholecystectomy)
Đây là phẫu thuật loại bỏ toàn bột túi mật. Có 2 cách cắt bỏ túi mật:
- Mổ nội soi ổ bụng (Laparoscopic surgery)
+ Phẫu thuật viên sử dụng một ống soi ổ bụng (laparoscope) có thể dẫn ánh sáng, và camera để có thể nhìn vào trong ổ bụng. Với phẫu thuật này, phẫu thuật viên sẽ rạch các vết mổ nhỏ, sau đó đưa ống soi vào một trong các vết mổ và đưa các dụng cụ đặc biệt qua các vết mổ khác để thực hiện phẫu thuật. Hiện nay, trên thế giới cũng như Việt Nam, phẫu thuật cắt túi mật thường được thực hiện bằng phẫu thuật nội soi ổ bụng. Đôi khi có thể cắt túi mật bẳng mổ mở do túi mật viêm nặng hoặc do dính. Xu thế hiện nay là giảm số lượng, kích thước trocar phẫu thuật nội soi giúp bệnh nhân đỡ đau, thẩm mỹ hơn, hồi phục nhanh hơn.
Tại “ Khoa phẫu thuật tiêu hóa” bệnh viện E đã áp dụng đầy tất cả các kỹ thuật trên. Đặc biệt phẫu thuật nội soi căt túi mật một lỗ qua rốn cải tiến giúp đạt được hiệu quả thẫm mỹ giảm đau, tiết kiệm chi phí phẫu thuật.
- Mổ mở (open surgery)
+ Phẫu thuật viên sẽ tạo một đường rạch ở bụng đủ lớn để thực hiện phẫu thuật một cách trực tiếp
3.Chỉ định của phẫu thuật cắt túi mật
( Why would a person have his or her gallbladder removed?)
- Sỏi túi mật (gallblader stones) là những viên sỏi có kích thước khác nhau được tạo thành bên trong túi mật. Sỏi có thể gây viêm, đau, và các triệu chứng khác. Sỏi túi mật có thể gây kẹt cổ túi mật.
- Cắt túi mật do sỏi túi mật dự phòng trước khi mổ tim.
- Ở bệnh nhân viêm túi mật do sỏi và không do sỏi kèm theo tiểu đường, chỉ định mổ cắt túi mật sớm hơn do bệnh tiểu đường gây tổn thương vi mạch, kháng sinh sẽ khó đến túi mật hơn.
- Viêm túi mật không do sỏi (Acalculous cholecystitis)
- Polyp túi mật (về chỉ định cắt túi mật do polyp sẽ đề cập trong một bài khác)
- Ung thư túi mật (cancer)
- Túi mật hóa sứ (porcelain gallbladder)
4.Chuẩn bị trước mổ (What happens before gallbladder removal?)
- Trước phẫu thuật, các bác sĩ sẽ chỉ đinh
+ Xét nghiệm máu (blood test) bao gồm xét nghiệm sinh hóa máu đánh giá chức năng gan và các chức năng khác, xét nghiệm nhóm máu, công thức máu, đông máu, xét nghiệm vi sinh.
+ Siêu âm được tiến hành 2 lần để xác định chẩn đoán. Siêu âm có thể phát hiện được sỏi túi mật và các bệnh lý khác, và tình trạng đường mật.
+ Một số trường hợp cần chụp cắt lớp vi tính và chụp cộng hưởng từ
+ Chụp xq ngực
+ Điện tim
+ Siêu âm tim, khám tim mạch, khám hô hấp đo chức năng hô hấp ở bệnh nhân có nguy cơ
+ Nội soi dạ dày, đại tràng để loại trừ các bệnh lý liên quan
+ Xét nghiệm Marker ung thư nêu nghi ngờ bệnh lý ác tính
- Bác sĩ có thể dùng kháng sinh điều trị trước mổ hoặc kháng sinh dự phòng để giảm nguy cơ nhiễm trùng trong và sau mổ.
5.Lợi ích của phẫu thuật cắt túi mật là gì (What are the benefits of gallbladder removal?)
Phẫu thuật cắt túi mật sẽ giúp loại các triệu chứng gây ra bởi sỏi và các bệnh lý khác, loại bỏ các biến chứng đặc biệt là nguy cơ gây ung thư túi mật.
6.Nguy cơ của phẫu thuật là gì ( What are the risks of gallbladder removal?)
- Nguy cơ của phẫu thuật là thấp. Nhưng có thể bao gồm:
+ Tổn thương đường mật gần túi mật
+ Rò mật (bile leaks)
+ Tổn thương ruột
+ Chảy máu
+ Nhiễm trùng
+ Sỏi rơi xuống và mắc kẹt ở ống mật chủ (xử lý bằng cách lấy sỏi qua nội soi mật tụy ngược dòng sau mổ: ERCP)
+ Đau mạn tính sau mổ
7. Sự hồi phục sau mổ diễn ra như thế nào (What will my recovery be like?)
- Sự hồi phục khác nhau giữa mổ mở và phẫu thuật nội soi
+ Mổ nội soi: Nếu không có biến chứng, bệnh nhân có thể ra viện sau 3 đến 5 ngày, cắt chỉ sau 5-7 ngày. Bệnh nhân nên thư giãn và tránh mang vật nặng, chơi thể thao và bơi lội ít nhất một tuần.
+ Mổ mở: Bệnh nhân có thể ra viện sau 5 đên 7 ngày . Bệnh nhân nên vận động sớm sau mổ. Bác sĩ sẽ khuyên bệnh nhân tránh mang vật nặng, chơi thể thao và bơi lội vài tuần sau mổ.
+ Nếu sử dụng thuốc giảm đau gây nghiện có thể gây táo bón. Sử dụng thuốc làm mềm phân có thể xử lý được tình trạng này.
- Nếu có những triệu chứng sau, bạn nên gọi cho bác sĩ:
+ Sốt hay ớn lạnh (chills)
+ Đỏ và sưng nề quanh vết mổ
+ Buồn nôn và nôn
+ Chuột rút và đau bụng nghiêm trọng khác
+ Đầy hơi
+ Vàng da, vàng mắt
+ Nước tiểu sẫm màu
8. Cắt túi mật có ảnh hưởng đến tiêu hóa không
Phẫu thuật cắt túi mật không ảnh hưởng nhiều đến tiêu hóa thức ăn. Nhưng khoảng một nửa số bệnh nhân có những triệu chứng nhẹ sau đó. Bao gồm đại tiện phân lỏng, đầy hơi, trung tiện nhiều. Các triệu chứng này thường tự thuyên giảm.
Đại tiện phân lỏng do acid mật xuống ruột nhiều hơn do không còn túi mật. Acid mật làm tăng nhu động ruột và tăng tiết dịch ruột. Để giảm triệu chứng này có thể dùng một số loại thuốc làm giảm tác dụng của acid mật.
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc để được tư vấn khám chữa bệnh, vui lòng liên hệ:
 
 
 
<iframe src="https://www.facebook.com/plugins/post.php?href=https%3A%2F%2Fwww.facebook.com%2F107085098125189%2Fphotos%2Fa.108003711366661%2F145580940942271%2F%3Ftype%3D3&show_text=true&width=500" width="500" height="314" style="border:none;overflow:hidden" scrolling="no" frameborder="0" allowfullscreen="true" allow="autoplay; clipboard-write; encrypted-media; picture-in-picture; web-share"></iframe>
 
<iframe src="https://www.facebook.com/plugins/post.php?href=https%3A%2F%2Fwww.facebook.com%2F107085098125189%2Fphotos%2Fa.108003711366661%2F145581167608915%2F%3Ftype%3D3&show_text=true&width=500" width="500" height="498" style="border:none;overflow:hidden" scrolling="no" frameborder="0" allowfullscreen="true" allow="autoplay; clipboard-write; encrypted-media; picture-in-picture; web-share"></iframe>

Bạn hãy là người đầu tiên hỏi phòng khám!

Nhận xét về Khoa Phẫu Thuật Tiêu Hoá - Bệnh viện E

Bạn đã sử dụng dịch vụ của phòng khám Khoa Phẫu Thuật Tiêu Hoá - Bệnh viện E? Hãy chia sẻ cảm nhận của bạn với cộng đồng.

Nếu bạn có câu hỏi về sức khỏe và chuyên môn, vui lòng chuyển sang trang Hỏi Bác sĩ để được tư vấn miễn phí.

Đánh Giá: