TDOCTOR: BS90209
Số nhận xét: 0
Số câu trả lời: 0

Tải app Tdoctor cho bệnh nhân Tải app Tdoctor cho bệnh nhân
QrCode Bác sĩ Đàm Văn Đức
Không có thông báo nào từ bác sĩ

Bác sĩ Đàm Văn Đức là bác sĩ uy tín nhiều năm kinh nghiệm khám, chẩn đoán và chữa trị các bệnh tâm thần tại các bệnh viện lớn.

Nơi làm việc hiện nay: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng

Bác sĩ Đức chuyên điều trị:

Chuyên khoa Thần Kinh:

  1. Đau nửa đầu: Chóng mặt, thấy hào quang trước mắt, đau nhói một hoặc cả hai bên đầu, Nôn hoặc buồn nôn, Dễ cáu gắt hoặc phấn khích, Tê hoặc ngứa ran, Nhức mắt, hoa mắt, Stress, khó ngủ, Ngáp, Ù tai
  2. Rối loạn tiền đình: cảm giác chóng mặt, quay cuồng, hoa mắt, ù tai, buồn nôn. Nặng hơn người bệnh sẽ mất thăng bằng không giữ được tư thế, ù tai, không thể bước đi, dễ ngã.
  3. Parkinson: Run người,Giảm vận động, Cơ bắp cứng lại, Suy yếu tư thế và thăng bằng, Mất cử động tự động, Thay đổi giọng nói, Khó khăn khi viết, Rối loạn giấc ngủ, Khuôn mặt ít biểu cảm,Táo bón, Thay đổi về khứu giác.
  4. Đau dây thần kinh số V: Cảm giác đau của bệnh là đau như bị châm chích, có thể nhói theo đợt vài giây hoặc vài phút, thậm chí là cả vài giờ và lâu hơn nữa. Cảm giác đau này có thể xảy đến bất ngờ, hoặc khi có tác động ngoại lực lên mặt, kể cả lực cực nhẹ như gió thổi qua. Ngoài ra, những hoạt động thường ngày như ăn uống, cười khóc, nói chuyện… cũng cảm thấy biểu hiện đau đớn.
  5. Viêm đa dây thần kinh:  tê bì, kiến bò ở ngọn chi, lúc đầu ở chi dưới sau lan lên chi trên, đôi lúc có thể tê ở mặt, triệu chứng thường xuất hiện ở cả hai bên (có tính chất đối xứng). Kèm theo bệnh nhân thấy yếu hoặc liệt tăng dần hai chân hoặc tứ chi, đi lại khó khăn, nhưng không rối loạn đại tiểu tiện. Đồng thời bệnh nhân thấy đau mình mẩy hoặc đau các bắp cơ, liệt dây VII ngoại biên  (liệt mặt ngoại biên) hai bên (hai mắt nhắm không kín, không nhe răng hay thổi lửa được,...), trường hợp nặng bệnh nhân thấy khó nuốt, uống nước sặc, kèm theo không ho khạc được, khó thở, rối loạn nhịp tim dẫn đến nguy cơ tử vong cao.
  6. Hội chứng mất trí nhớ thường xuyên:  nguời bệnh khó khăn khi làm những việc quen thuộc, giao tiếp,Suy giảm khả năng phán đoán và tư duy, Thay đổi về nhân cách: lãnh cảm, thờ ơ với mọi thứ xung quanh. Thiếu sự năng động, nhiệt tình, cách ly với xã hội hoặc sống thu mình, Trở lên buồn bã, trầm cảm, dễ bị căng thẳng, kích động, Mắc chứng hoang tưởng và ảo giác, Mất phương hướng với thời gian và không gian

Chuyên khoa Tâm lý - Tâm Thần:

  1. Mất ngủ và các rối loạn liên quan giấc ngủ: không ngủ được, ngủ ít, khó vào giấc ngủ, ngủ không sâu, không thẳng giấc, nằm mơ, ngủ nhiều.
  2. Trầm cảm và các rối loạn liên quan: khí sắc trầm, buồn, cảm giác chán nản, trống rỗng, mất hứng thú, hay khóc, giảm ngon miệng, mất ngủ hoặc ngủ nhiều, chậm chạp, bứt rứt, mệt mỏi, dễ cáu gắt, giảm tập trung suy nghĩ, thiếu quyết đoán, cảm giác vô dụng, hay tự trách móc, mặc cảm tội lỗi, hay nghĩ đến cái chết, muốn tự sát….
  3. Hưng cảm: dễ bực tức, tự đánh giá cao bản thân, ý tưởng tự cao, giảm nhu cầu ngủ, nói nhiều, đãng trí, tiêu tiền hoang phí, đầu tư thương mại không hợp lý, quan hệ tình dục bừa bãi, kích động……
  4. Lo âu và các rối loạn liên quan: lo âu hay bận tâm quá mức về một vài việc trong cuộc sống, dễ bực tức, cáu gắt, mệt mỏi, hay suy nghĩ quá mức hoặc về những việc không cần thiết, khó tập trung, hay quên, rối loạn giấc ngủ…
    • Rối loạn hoảng loạn: có các cơn: run tay, hồi hộp đánh trống
    • – Các ám ảnh sợ, các ám ảnh cưỡng chế, các tình trạng sang ngực, vã mồ hôi, cảm giác hụt hơi hay khó thở, đau hay khó chịu ở ngực, buồn nôn hay khó chịu ở bụng, chóng mặt, xây xẩm muốn xỉu, cảm giác tê hoặc kim châm, lạnh run hay nóng bừng, sợ chết, sợ mất kiểm soát bản thân; chấn tâm lý cấp tính,….
  5. Rối loạn triệu chứng cơ thể và các rối loạn liên quan: thường xuyên có 1 số các triệu chứng sau: đau đầu, đau tay chân, đau lưng, đau khớp, đau ngực, đau trực tràng,… ; buồn nôn, đầy hơi, nôn mữa, tiêu chảy; mất hứng thú tình dục, bất thường cương dương hay phóng tinh, ….; rối loạn vận động hay thăng bằng, liệt hay yếu cơ khu trú, khó nuốt hay cảm giác hòn cục trong họng, tê, mất cảm giác, nhìn đôi, co giật, muốn ngất…. đã thăm khám nhiều nơi mà chưa tìm ra nguyên nhân tương ứng, bệnh tái đi tái lại.
  6. Các rối loạn liên quan loạn thần: ảo thanh nghe có người nói chuyện với mình, bình phẩm mình, đe dọa mình, ra lệnh cho mình,…; hoang tưởng tự cao, phát minh, bị theo dõi, bị hại, bị nhập,…; nói một mình, trì trệ, chậm chạp, ăn mặc lôi thôi, có hành vi kỳ dị hoặc các cơn xung động đập phá, tấn công người xung quanh, tự gây thương tích cho bản thân hoặc tự sát….
  7. Sa sút tâm thần: mất khả năng học thông tin mới và khó khăn trong việc gợi lại trí nhớ (quên), rối loạn ngôn ngữ ( nói vòng vo, lời trống rỗng, vô nghĩa…), thờ ơ, dễ kích động, rối loạn giấc ngủ,…
  8. Các rối loạn liên quan 1 chất: Rượu, chất gây nghiện, thuốc gây nghiện,…
  9. Các rối loạn tâm lý, hành vi và ứng xử khác…
  10. Rối loạn sinh lý nam, nữ

Quá trình công tác:

- Từ 01/2015 đến nay: bác sĩ điều trị tại Bệnh viện Tâm Thần Đà Nẵng

Đào tạo:

- Từ 2008 đến 2014: bác sĩ đa khoa hệ chính quy tại đại học Y Hà Nội

- Đề tài nghiên cứu: Cơ cấu bệnh lý tâm thần trẻ em và vị thành niên điều trị nội trú tại viện sức khỏe tâm thần trung ương năm 2012 – 2013

- 2016: khóa học đọc và ghi kết quả điện cơ - bệnh viện C Đà Nẵng

  • 2018: đào tạo cao học tại đại học Y Hà Nội

 

 

Nơi làm việc: Bệnh Viện Tâm Thần Đà Nẵng

Kinh nghiệm: 15 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Khoa:Nam khoaNội thần kinhTâm thần

Bạn hãy là người đầu tiên hỏi bác sĩ!

Nhận xét về Bác sĩ Đàm Văn Đức

Bạn đã sử dụng dịch vụ của Bác sĩ Đàm Văn Đức? Hãy chia sẻ cảm nhận của bạn với cộng đồng.

Nếu bạn có câu hỏi về sức khỏe và chuyên môn, vui lòng chuyển sang trang Hỏi Bác sĩ để được tư vấn miễn phí.