Phòng & Chữa Bệnh

Cách chăm sóc vết thương cho người tiểu đường và những điều cần biết

2022-01-04 15:34:26

Theo WHO, trên thế giới cứ 60 giây trôi qua lại có thêm 2 người mắc chứng loét bàn chân do bệnh tiểu đường phải đoạn chi. Việc hiểu rõ cách chăm sóc vết thương cho người tiểu đường đúng đắn sẽ giảm nguy cơ nhiễm trùng vết thương cho người bệnh.

Cách chăm sóc vết thương cho người tiểu đường và những điều cần biết Cách chăm sóc vết thương cho người tiểu đường và những điều cần biết

Nguyên nhân chính khiến các vết thương của người tiểu đường dễ hoại tử, nhiễm trùng là vì chưa biết chăm sóc vết thương cho người tiểu đường đúng cách. Vậy cụ thể việc chăm sóc cho người bệnh được tiến hành ra sao, cùng TDOCTOR tìm hiểu ngay dưới bài viết này.

1. Do đâu mà những vết thương do bệnh tiểu đường khó lành?

Bệnh tiểu đường là do rối loạn chuyển hóa trong cơ thể gây tăng đường huyết, chức năng bạch cầu suy yếu. Do vậy cơ thể rất dễ bị vi khuẩn xâm nhập vào những vết thương gây lở loét lâu lành.

Vết loét lòng bàn chân do mắc bệnh đái tháo đường

Đồng thời quá trình trao đổi chất trong cơ thể yếu đi, hồng cầu được cung cấp chậm khiến vết thương lâu lành hơn. Hàng rào cơ thể và khả năng tiết hormon lành vết thương suy giảm gây nhiễm trùng da, móng chân, da khô nứt nẻ.

2. Phân loại các mức độ vết thương của bệnh tiểu đường

Dựa vào độ sâu của vết thương có thể chia làm 4 mức độ như sau:

  • Độ 0: vết thương chưa loét, dâu hiệu nông tại bề mặt da.
  • Độ 1: biểu hiệu loét da chưa sâu vào dây chằng, bao khớp.
  • Độ 2: Vết loét tiểu đường lan sâu đến dây chằng, bao khớp.
  • Độ 3: Tình trạng loét sâu đến khớp, xương.

Từ 4 cấp độ chúng ta có thể phân loại theo giai đoạn nhiễm trùng vết thương như:

  • Giai đoạn A: Vết thương nông và sạch.
  • Giai đoạn B: Vết thương có dấu hiệu nhiễm trùng.
  • Giai đoạn C: Vết thương có dấu hiệu chảy máu, thiếu máu.
  • Giai đoạn D: Vết thương kèm thiếu máu và nhiễm trùng sâu.

Để nhận biết vết thương có biểu hiện nhiễm trùng không, chỉ cần có 2 trong 5 dấu hiệu sau có nghĩa là bạn đã bị nhiễm trùng: sưng, nóng, chảy mủ đục màu trắng dính máu, đau, vòng đỏ vết loét > 0,5 cm.

3. Do đâu phải chăm sóc vết thương cho người tiểu đường đúng cách?

Hàng rào miễn dịch của cơ thể tổn thương khiến vết thương lâu lành, cần phải chăm sóc cẩn thận để tránh viêm nhiễm. Nếu để tình trạng lở loét kéo dài lâu sẽ nhiễm trùng nặng, khó điều trị, thậm chí dẫn đến tình trạng hoại tử phải cắt bỏ phần chi lở loét.

Chăm sóc vết thương cho người tiểu đường sao cho đúng đắn?

Lượng đường trong máu người bệnh cao tổn thương dây thần kinh khiến họ giảm khả năng cảm nhận đau, nóng, lạnh. Do vậy các bác sĩ thường xuyên khuyến cáo người bệnh nên khám chân mỗi ngày, dù có vết chai nhỏ cũng phải xử lý ngay.

4. Cẩm nang chăm sóc vết thương cho người tiểu đường

4.1 Đối với vết thương nông chưa nhiễm trùng

Với những vết thương thuộc cấp độ 0 và 1, người bệnh có thể tiến hành vệ sinh vết thương tại nhà theo các bước.

  • Bước 1: rửa sạch vùng vết thương bằng nước muối sinh lý, loại bỏ dị vật trong vết thương bằng nhíp và gạc đã khử trùng nếu có.
  • Bước 2: bôi thuốc mỡ như Neosporin để phòng nhiễm trùng. Nên sử dụng đúng theo hướng dẫn của thuốc, chỉ thoa một lớp mỏng lên da người tiểu đường.
  • Bước 3: Dùng băng cá nhân dán vết xước da, dùng băng gạc để băng bó vùng vết thương. Sử dụng băng hydrocolloid, gạc mỡ, thuốc xịt ngừa vết loét tiểu đường sẽ giúp mau lành vết thương.
  • Bước 4: Thay băng ít nhất 2 lần sáng và tối, vết thương có dấu hiệu viêm nhiễm cần liên hệ nhân viên y tế ngay.

Dùng gạc băng bó vết thương do đái tháo đường

4.2 Chăm sóc vết thương có dấu hiệu nhiễm trùng

Những vết loét sâu cấp độ 2 trở lên phải có sự can thiệp hỗ trợ từ bác sĩ. Người bệnh nên khám chân thường xuyên, không nên chủ quan và tiến hành thăm khám ngay tại bệnh viện.

Các bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ vùng vết thương nếu có hoại tử, bổ sung kháng sinh, vitamin tăng sức đề kháng. Vết thương có dấu hiệu phục hồi sẽ được xuất viện, tuy nhiên vẫn phải thăm khám định kỳ.

4.3 Một số lưu ý khi chăm sóc vết thương cho người tiểu đường tại nhà

  • Bệnh nhân cần thực hiện đúng theo yêu cầu bác sĩ, tiến hành tái khám đúng lịch.
  • Không tự ý bôi thuốc kháng sinh, đắp lá theo dân gian tránh vết thương trở nặng hơn.
  • Khi ngủ chân người bệnh cần kê cao, khi mang dép thoải mái tránh mang va chạm vào vết loét.

Bệnh nhân đái tháo đường phải luôn tuân thủ chỉ định của bác sĩ

  • Thay đổi lối sống, ăn uống cho người tiểu đường để kiểm soát đường huyết.
  • Bổ sung đủ các loại vitamin, protein từ cá, đậu giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể, giúp mau lành vết thương.
  • Kiểm tra chân hằng ngày, thường xuyên cắt móng chân tránh viêm.

Trên đây là cẩm nang cách chăm sóc vết thương cho người tiểu đường đúng cách giúp tránh tiến triển viêm nhiễm, hoại tử ở người bệnh. Mọi thắc mắc về bệnh tiểu đường cũng như phương án điều trị bạn đọc có thể liên hệ đội ngũ chuyên gia của TDOCTOR TẠI ĐÂY.

0 bình luận

Gửi ý kiến bình luận
Xem thêm
Rất hữu ích Rất hữu ích
Hữu ích Hữu ích
Bình thường Bình thường

Nếu có bất cứ thắc mắc nào về vấn đề sức khỏe

hãy liên hệ với Tdoctor thông qua cách thức đặt câu hỏi trực tuyến Tại đây.
Hoặc mời bạn liên hệ qua Hotline/ Zalo: 0937454785 / 0349444164 hay có thể tìm bác sĩ tại đây
Trân trọng.