Tóm tắt bệnh Viêm ruột do vi khuẩn Giardia

Các tên gọi khác của bệnh này:

  • Đường ruột do trùng roi thìa Giardia intestinalis

Là bệnh nhiễm trùng đường ruột do trùng roi Giardia lamblia gây ra. Ký sinh trùng Giardialây qua thực phẩm hoặc nước bị ô nhiễm, hoặc do tiếp xúc với phân bị nhiễm Giardia.

Triệu chứng

Tiêu chảy, buồn nôn, nôn, đau bụng, đầy hơi.

Chẩn đoán

  • Hỏi bệnh sử và khám thực thể.

  • Xét nghiệm phân để xác định ký sinh trùng.

  • Xét nghiệm công thức máu toàn bộ (CBC), bảng chuyển hóa toàn diện (CMP).

  • Các xét nghiệm bổ sung có thể được yêu cầu.

Điều trị

  • Điều trị bao gồm thuốc chống ký sinh trùng, bổ sung nước và chất điện giải, nghỉ ngơi.

  • Truyền dịch tĩnh mạch cho các trường hợp mất nước nghiêm trọng.

Tổng quan bệnh Viêm ruột do vi khuẩn Giardia

Giardia lamblia (G.Intestinalis và G.Duodenalis) là một loại sinh vật đơn bào, thuộc lớp trùng roi (Trichomonas) là 1 trong số 6 lớp của ngành Động vật nguyên sinh (Protozoa), chúng kí sinh ở phần đầu ruột non.  

Đa số người nhiễm Giardia không biểu hiện triệu chứng lâm sàng. Những ca có biểu hiện lâm sàng thường có triệu chứng giống hội chứng lỵ nhưng phân không có máu, ở những ca bệnh giardia nặng (hiếm gặp) có thể có tổn thương ở niêm mạc của tá tràng và hỗng tràng. 

  • Bệnh lưu hành trên toàn cầu.

  • Trẻ em thường bị nhiễm bệnh nhiều hơn.

  • Những vùng điều kiện vệ sinh kém tỷ lệ mắc bệnh cao.

  • Những người bị suy giảm miễn dịch (AIDS) có thể bị bệnh nặng và kéo dài.

  • Tỷ lệ xét nghiệm thấy có ký sinh trùng trong phân dao động từ 1 - 30% tuỳ cộng đồng và nhóm tuổi nghiên cứu.

  • Ở một số nước Âu, Mỹ (Anh, Mehico, Mỹ), bệnh gặp nhiều ở trẻ dưới 5 tuổi hoặc lứa tuổi 25 - 39 và thường tăng cao từ tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.

  • Những vụ dịch lớn thường liên quan đến nguồn nước bị nhiễm bẩn, những vụ dịch nhỏ thường liên quan đến thức ăn, thực phẩm hoặc ở cùng nhà trẻ.

  • Thể tự dưỡng (Trophozoite) của Giardia được Leeuwenhoek quan sát mô tả lần đầu tiên vào năm 1681 trong khi quan sát phân tiêu chảy của chính mình.

  • Vào 1915, ký sinh trùng được đặt tên là Giardia do giáo sư A.Giard ở Parris. Brian J.Ford, nhà vi trùng học Anh đã cải tiến, chế ra một kính hiển vi gần giống loại Leeuwenhoek đã sử dụng cho phép thấy rõ Giardia.

  • Năm 1998, có một báo cáo về sự bùng phát dịch do Giardia và Cryptosporidion ở Sydney, Australia, nhưng nguyên nhân được tìm ra có sự tập trung của vi trùng trong hệ thống cung cấp nước.

  • Năm 2004, một vụ dịch bùng phát ở Bergen (Na Uy) do việc nghiên cứu đưa tia cực tím vào xử lí nước một cách vội vàng.

  • Tháng 10/2007, Giardia được tìm thấy trong hệ thống cung cấp nước cho nhiều khu vực ở Oslo, chính quyền khuyến cáo người dân nên uống nước đun sôi.

  • Năm 2008, Giardia được xác định là một trong những nguyên nhân gây bệnh kiết lỵ cho những đội thập tự quân ở Palestine vào thế kỷ 12 và 13.

Điều trị bệnh

Bệnh nhẹ:

  • Diloxanide (500 mg/viên): uống 1 viên/lần x 3 lần/ngày, trong 10 ngày.

  • Paromomy (500 mg/viên): uống 1 viên/lần x 3 lần/ngày, trong 10 ngày.

Bệnh nặng:

  • Metronidazole (Flagyl, Klion): 750 mg/lần x 3 lần/ngày. Uống 5 - 10 ngày. Trẻ em dùng 40 - 50mg/kg chia 4 lần/ngày.

  • Sau đó cần uống một đợt 20 ngày Diiodohydroxyquin để loại trừ tình trạng mang mầm bệnh trong ruột.

  • Tinidazole (Tindamax): 500mg/lần  x  4 lần/ngày (uống sau bữa ăn) x 3 ngày. 

  • Dehydroemetine (hiệu quả như Metronidazole, nhưng độc cho tim): 1 - 1,5 mg/kg /ngày, Tiêm bắp trong 5 - 10 ngày.

  • Chloroquine (ít hiệu quả hơn): uống 200 mg/lần x 3 lần/ngày x 2 ngày, sau đó 200 mg/ngày uống trong 2 - 3 tuần (liều trẻ em: 10 mg/kg/ngày tối đa 300 mg/ngày).

  • Thận trọng: Không có thuốc nào được xem là an toàn cho thai phụ, tuy nhiên vẫn phải điều trị nếu bệnh nặng.

Các câu hỏi liên quan bệnh Viêm ruột do vi khuẩn Giardia