Tóm tắt bệnh Viêm phổi do nấm

Các tên gọi khác của bệnh này:

  • Nấm phổi
  • Phế quản
  • Phế viêm
  • Pneumocystis carinii

Là nhiễm trùng phổi do nấm Pneumocystis jiroveci (ban đầu được gọi là Pneumocystis carinii) gây ra. Loại nấm này thường chỉ gây bệnh ở các bệnh nhân có hệ miễn dịch suy yếu như bệnh nhân HIV hoặc những người được hóa trị. Một số bệnh nhân có hệ miễn dịch suy yếu được dùng kháng sinh để phòng bệnh.

Triệu chứng

Sốt, ho, khó thở, tức ngực, đau ngực.

Chẩn đoán

  • Hỏi bệnh sử và khám thực thể.
  • Xét nghiệm đờm để nhận dạng nấm Pneumocystis.
  • Xét nghiệm khí máu động mạch (ABG), nội soi phế quản.
  • Xét nghiệm mô hoặc dịch tiết phế quản.
  • Chụp X-quang, chụp cắt lớp vi tính (CT Scan) để xác định mức độ nhiễm trùng phổi.
  • Xét nghiệm công thức máu toàn bộ (CBC).

Điều trị

Sử dụng thuốc kháng sinh đường uống hoặc truyền tĩnh mạch. Trimethoprim-sulfamethoxazole (Bactrim, Septra) và Pentamidine là các loại thuốc phổ biến nhất được sử dụng. Bệnh nhân có thể phải thở oxy và lọc máu với trường hợp nặng.

Tổng quan bệnh Viêm phổi do nấm

Nấm phổi là loại bệnh hay gặp ở xứ nhiệt đới nóng, ẩm và mưa nhiều như Việt Nam. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết đến bệnh này, ngay cả nhiều bác sĩ đa khoa và bác sĩ gia đình cũng không biết bệnh này.

Theo y văn, u nấm phổi được báo cáo với tần suất ngày càng tăng cùng với việc sử dụng rộng rãi các loại thuốc hóa trị liệu và ức chế miễn dịch trong điều trị bệnh ung thư và ghép tạng. Có tới 20% số bệnh nhân ung thư máu cấp đang điều trị bằng hóa chất mắc căn bệnh này.Trong các loài nấm gây bệnh ở phế quản và phổi, có 3 loài thường gặp nhất là aspergillus, candida, crytococcus. Chúng thường gây ra các bệnh lý phổ biến sau:

  • U aspergillus: Người bệnh thường ho ra máu (lượng ít, hay tái phát), hoặc có bất thường trên phim Xquang lồng ngực mà không xuất hiện triệu chứng gì. Nếu ho ra máu ồ ạt, tính mạng bệnh nhân sẽ bị đe dọa, phải phẫu thuật cắt bỏ khối u.
  • Aspergillus tấn công: Hầu như chỉ xảy ra ở người bị tổn thương hệ miễn dịch, đặc biệt là người có bệnh lý ác tính về huyết học, trẻ em có bệnh u hạt mãn tính. Triệu chứng thường là thở nhanh, ho khan, đau ngực, sốt. Các triệu chứng này xuất hiện đột ngột hoặc tiến triển âm ỉ.
  • Nhiễm candida phổi: Triệu chứng thường là sốt kéo dài, hoặc không biểu hiện gì rồi dần xuất hiện các triệu chứng ho, khạc đàm, đau ngực, khó thở. Ngoài ra, bệnh nhân còn có các biểu hiện tổn thương da, viêm cơ, viêm nội nhãn... Nếu phát hiện sớm thì việc điều trị tương đối khả quan.
  • Nhiễm nấm crytococcus: Tổn thương bao giờ cũng ở phổi nhưng khó biết vì bệnh diễn biến âm thầm, người bệnh thấy nhức đầu nhiều, nôn mửa, cứng gáy, sốt vừa phải, thậm chí có các rối loạn tâm thần.

Điều trị bệnh

  • Sử dụng thuốc kháng nấm: Ở một số bệnh nhân, có thể dùng thuốc kháng nấm điều trị toàn thân hoặc bơm trực tiếp vào hang nấm bằng một ống thông đặt xuyên qua da. Thuốc kháng nấm thường dùng là Amphotericin B. Tuy nhiên, kết quả không được là bao và vẫn chưa được công nhận trong y văn. Hơn thế nữa, thuốc Amphotericin B rất độc đối với bệnh nhân và khó tìm trên thị trường, vì vậy hiện nay hầu như không còn được áp dụng nữa.
  • Phương pháp bơm tắc mạch để cầm máu: Được áp dụng trong những trường hợp cấp cứu, bệnh nhân bị ho ra máu ồ ạt kiểu sét đánh. Mặc dù, chưa được chẩn đoán xác định vẫn có thể chụp mạch máu chọn lọc và bơm chất gây tắc mạch để cứu sống bệnh nhân, động mạch được làm tắc thường là động mạch phế quản cung cấp máu để nuôi phổi.
    • Thủ thuật này chỉ được thực hiện ở những bệnh viện lớn có trang bị máy chụp Xquang động mạch kỹ thuật số như: Bệnh viện Chợ Rẫy, Trung tâm chẩn đoán Y khoa - Bệnh viện Nguyễn Trãi… Trong thủ thuật cần có sự kết hợp giữa bác sĩ phẫu thuật và bác sĩ Xquang.
    • Kết quả là cầm máu được trong 80-90% các trường hợp, tuy nhiên bệnh nhân vẫn có thể chảy máu lại, chỉ có 10-25% các trường hợp không bị ho ra máu tái phát. Do vậy, khuynh hướng hiện nay trên thế giới là chỉ dùng thủ thuật này trong những trường hợp cấp cứu.
  • Phẫu thuật cắt phổi: Một điều trị bắt buộc, phần lớn các tác giả đều chủ trương khi đã phát hiện u nấm thì phải cắt phổi dự phòng. Trong khi đó một số tác giả khác đề nghị chỉ cắt phổi trong những trường hợp có ho ra máu. Vì những lý do thường gặp trong phẫu thuật như nguy cơ chảy máu trong mổ rất cao do phổi bị các tổn thương mãn tính như lao, giãn phế quản… Trước đó gây dính rất nhiều, rất khó cầm máu vì máu chảy rỉ rả từ các chấn thương trên thành ngực trong lúc phẫu tích. Với những phẫu thuật viên có kinh nghiệm, lượng máu mất vẫn có khi lên đến cả 1.000ml, tức là 4 đơn vị. Chính vì vậy, không phải bác sĩ phẫu thuật nào cũng thích mổ u nấm phổi. Mục đích chính của cuộc mổ là cắt đi một phân thùy, một thùy phổi hay một phần phổi có giới hạn là nguồn gốc làm cho bệnh nhân ho ra máu. Phần phổi được cắt cũng phải thật giới hạn nhằm bảo tồn chức năng hô hấp cho bệnh nhân sau mổ. Việc cắt toàn bộ một lá phổi chỉ được dùng trong những trường hợp tổn thương lan tỏa, u nấm lan rộng khắp một bên phổi, hoặc tổn thương lao đã hủy hoại toàn bộ phổi xung quanh u nấm.

Các câu hỏi liên quan bệnh Viêm phổi do nấm