Tóm tắt bệnh Viêm màng não do vi khuẩn

Các tên gọi khác của bệnh này:

  • Viêm màng não mủ

Viêm màng não do vi khuẩn, còn gọi là viêm màng não mủ do nhiều vi khuẩn gây mủ gây ra. Ba loại vi khuẩn gây bệnh chính là: Hemophilus Influenza (Hib), não mô cầu và phế cầu, riêng ở trẻ sơ sinh có thể gặp các vi khuẩn khác như E.coli, Klebsiella, Pseudomonas.

Triệu chứng

  • Bệnh thường gây suy hô hấp, phù não nặng, sốc không hồi phục, áp-xe não, viêm phổi, viêm thận, loét rộng và suy kiệt, trạng thái mất não kéo dài, tử vong cao.

  • Sốt cao liên tục, gai rét, nhức đầu, đau mỏi cơ khớp, gan và lách to, trụy mạch, huyết áp tụt, đái ít, nôn, bỏ bú, ngủ gà, quấy khóc, thở nhanh, thở không đều, da tím tái, hay có co giật, cứng gáy.

Chẩn đoán

  • Hỏi bệnh sử và khám thực thể.

  • Chọc dò tủy sống lấy mẫu dịch não tủy để xét nghiệm.

  • Xét nghiệm công thức máu toàn bộ (CBC), bảng chuyển hóa toàn diện (CMP), chụp cắt lớp vi tính não (CT Scan), phân tích nước tiểu (UA).

  • Các xét nghiệm bổ sung có thể được yêu cầu.

Tổng quan bệnh Viêm màng não do vi khuẩn

Viêm màng não do vi khuẩn, còn gọi là viêm màng não mủ do nhiều vi khuẩn gây mủ gây ra. Ba loại vi khuẩn gây bệnh chính là: Hemophilus Influenza (Hib), não mô cầu và phế cầu, riêng ở trẻ sơ sinh có thể gặp các vi khuẩn khác như E.coli, Klebsiella, Pseudomonas. Bệnh thường gây suy hô hấp, phù não nặng, sốc không hồi phục, áp-xe não, viêm phổi, viêm thận, loét rộng và suy kiệt, trạng thái mất não kéo dài, tử vong cao.

Điều trị bệnh

1. Sử dụng kháng sinh

Viêm màng não mủ là một cấp cứu nội khoa, cần thiết phải điều trị sớm và tích cực. Sử dụng kháng sinh đóng vai trò chính trong điều trị viêm màng não mủ. Nếu điều trị muộn dễ để lại những biến chứng và di chứng nặng nề nhất là đối với trẻ em. Việc điều trị kháng sinh dựa trên nguyên tắc:

  • Càng sớm càng tốt. Sử dụng kháng sinh ngay khi có chẩn đoán.

  • Hợp lý. Dự đoán vi khuẩn để lựa chọn kháng sinh có hiệu quả.

  • Kháng sinh phải qua được hàng rào máu não.

  • Kháng sinh diệt khuẩn đạt được nồng độ diệt khuẩn bởi vậy luôn phải dùng đường tĩnh mạch.

  • Vấn đề lựa chọn kháng sinh ban đầu (khi chưa có kết quả phân lập vi khuẩn) thường phải dựa vào kinh nghiệm, dựa vào lứa tuổi, yếu tố thuận lợi... để định hướng vi khuẩn gây bệnh và sử dụng kháng sinh phổ rộng. Khi phân lập được vi khuẩn và có kết quả kháng sinh đồ, chúng ta phải tham khảo kỹ lưỡng trước khi lựa chọn kháng sinh đặc hiệu.

 Điều trị triệu chứng

  • Chống phù não: Bằng dung dịch Manitol 15-20% truyền tĩnh mạch nhanh hoặc Magie sulfat...

  • An thần, chống co giật: Bằng Diazepam, Phenobarbital...

  • Chống sốc và trụy tim mạch: Bằng truyền dịch, Ouabain... Khi có sốc nội độc tố (hay gặp trong viêm màng não và nhiễm khuẩn huyết do màng não cầu) cần dùng Corticoid (Prednisolon, Dexamethazol) liều cao, ngắn ngày, truyền tĩnh mạch, Isuprel...

  • Chống suy thở: Đặt bệnh nhân nằm tư thế dẫn lưu, hút đờm rãi, thở oxy...

  • Khi sốt cao, nhất là đối với trẻ em cần đề phòng sốt cao co giật, nên cho hạ sốt bằng đắp khăn mát, cởi bớt quần áo, thoáng gió... Khi cần, có thể hạ sốt bằng Paracetamol và kết hợp với các thuốc an thần.

  • Nuôi dưỡng tốt, đề phòng và chống loét...

3. Xử trí các biến chứng

  • Khi dày dính màng não: Dùng Corticoid cho vào ống sống.

  • Áp-xe não: Cần phải phẫu thuật.

  • Viêm tắc tĩnh mạch não, hội chứng đông máu nội mạch (DIC): Dùng Heparin liệu pháp.

Các câu hỏi liên quan bệnh Viêm màng não do vi khuẩn