Tóm tắt bệnh Viêm đại tràng màng giả

Các tên gọi khác của bệnh này:

  • Tiêu Chảy do Clostridium difficile

Viêm đại tràng giả mạc là viêm đại tràng xảy ra ở một số người đã dùng kháng sinh. Viêm đại tràng giả mạc đôi khi được gọi là viêm đại tràng do kháng sinh (Antibiotic-associated colitis) hoặc viêm đại tràng C. Difficile. Viêm trong viêm đại tràng giả mạc thường do sự phát triển quá mức của vi khuẩn Clostridium difficile (C.difficile). Bệnh có thể gây đau đớn, thậm chí có thể đe dọa tính mạng. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp được điều trị thành công. Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh là người cao tuổi, bệnh nhân trong các đơn vị chăm sóc đặc biệt (ICU), những người bị nhiễm trùng đường tiểu, người bị bỏng, trải qua phẫu thuật bụng, hoặc phụ nữ sinh mổ và các bệnh nhân ung thư.

Triệu chứng

Tiêu chảy, đôi khi có máu, đau quặn bụng, sốt, phân có mủ hoặc chất nhầy, buồn nôn, mất nước.

Chẩn đoán

  • Hỏi bệnh sử và khám thực thể.

  • Xét nghiệm phân thường có thể xác định sự hiện diện của C.difficile trong ruột già.

  • Xét nghiệm máu, số lượng tế bào máu trắng nhiều bất thường có thể cho thấy bệnh viêm đại tràng giả mạc.

  • Nội soi đại tràng hoặc soi đại tràng sigma.

  • Chụp X-quang hoặc chụp cắt lớp vi tính (CT Scan) bụng.

Điều trị

  • Ngừng sử dụng thuốc kháng sinh hiện tại và dùng loại kháng sinh có hiệu quả chống lại C.difficile. Điều trị các dấu hiệu và triệu chứng tái phát.

  • Trong trường hợp hiếm, phẫu thuật có thể là cần thiết.

  • Phòng ngừa tái phát viêm đại tràng giả mạc bằng men vi sinh (Probiotics).

Tổng quan bệnh Viêm đại tràng màng giả

Viêm đại tràng giả mạc là viêm đại tràng xảy ra ở một số người đã được dùng kháng sinh. Viêm đại tràng giả mạc đôi khi được gọi là viêm đại tràng do kháng sinh (Antibiotic-associated colitis) hoặc viêm đại tràng C.difficile.

Viêm trong viêm đại tràng giả mạc gần như luôn gắn liền với sự phát triển quá mức của vi khuẩn Clostridium difficile (C.difficile), mặc dù trong một số trường hợp hiếm gặp, có thể có sự liên quan đến các sinh vật khác.

Viêm đại tràng giả mạc có thể gây đau đớn, những triệu chứng báo động và thậm chí có thể trở thành đe dọa tính mạng. Tuy nhiên, điều trị cho hầu hết các trường hợp viêm đại tràng giả mạc là thành công.

Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh là người cao tuổi, bệnh nhân trong các đơn vị chăm sóc đặc biệt (ICU), những người bị nhiễm trùng tiểu, người bị bỏng, trải qua phẫu thuật bụng, hoặc phụ nữ sinh mổ và các bệnh nhân ung thư. Một gợi ý rằng những bệnh nhân này không có tính nhạy cảm hơn với bệnh, nhưng có nguy cơ cao nhiễm trùng bệnh viện. C.difficile được lây truyền, qua tay của nhân viên hoặc những người bị nhiễm. Nó có thể sống ở dạng bào tử tới 5 tháng  trên sàn của bệnh viện.

Điều trị bệnh

Điều trị viêm đại tràng giả mạc thường liên quan đến việc ngừng sử dụng thuốc kháng sinh hiện tại của bạn và bắt đầu một loại kháng sinh có hiệu quả chống lại C.difficile. Trong trường hợp hiếm, phẫu thuật có thể là cần thiết.

  • Ngừng thuốc kháng sinh

    Điều trị viêm đại tràng giả mạc thường bắt đầu bằng ngừng sử dụng thuốc kháng sinh mà nghi ngờ đã gây ra dấu hiệu và triệu chứng của bạn. Đôi khi, điều này có thể không đủ để giải quyết tình trạng của bạn hoặc ít nhất làm giảm triệu chứng, chẳng hạn như tiêu chảy.
  • Chuyển sang một loại kháng sinh khác

    Nếu bạn vẫn còn những dấu hiệu và triệu chứng, bác sĩ có thể đề nghị một thuốc kháng sinh có hiệu quả đối với C.difficile hoặc các vi khuẩn khác có mặt trong ruột già của bạn. Mặc dù có vẻ xa lạ khi sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị một chứng rối loạn gây ra bởi thuốc kháng sinh. Dùng kháng sinh khác để diệt trừ các C.difficile cho phép các vi khuẩn bình thường phát triển trở lại, khôi phục lại sự cân bằng của vi khuẩn trong ruột già của bạn. Các kháng sinh được sử dụng để điều trị viêm đại tràng giả mạc thường ở dạng uống. Tuy nhiên, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng viêm và thuốc, bạn có thể được điều trị bằng các loại thuốc tiêm tĩnh mạch hoặc thông qua một cái ống đưa vào qua mũi và luồn vào trong dạ dày của bạn (ống thông mũi dạ dày). Các dấu hiệu và triệu chứng có thể cải thiện trong vòng vài ngày sau khi bắt đầu điều trị.
  • Điều trị các dấu hiệu và triệu chứng tái phát

    Ngay cả đối với những người đã điều trị thành công, viêm đại tràng giả mạc có thể trở lại trong vài tuần đến vài tháng sau khi điều trị hoàn thành. Trong những trường hợp này, lựa chọn điều trị có thể bao gồm:
  • Thuốc kháng sinh. Bạn có thể cần một đợt thứ 2 hoặc thứ 3 của thuốc kháng sinh để giải quyết tình trạng của bạn.
  • Phẫu thuật. Nếu kháng sinh không có tác dụng, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật, mặc dù điều trị này là hiếm đối với những người bị viêm đại tràng giả mạc. Phẫu thuật có thể là một lựa chọn cho những người có suy thoái nội tạng, vỡ đại tràng và viêm phúc mạc. Phẫu thuật thường liên quan đến việc loại bỏ một phần của đại tràng.

  • Phòng ngừa tái phát viêm đại tràng giả mạc

    Nếu bạn đã bị viêm đại tràng giả mạc tái phát nhiều lần hoặc nếu bạn có nguy cơ tái phát cao, bạn có thể thử điều trị bằng men vi sinh (Probiotics). Men vi sinh là sự bổ sung các vi khuẩn và nấm men dưới dạng viên nang hoặc dạng nước. Các thuốc này được sử dụng bằng đường miệng. Người ta cho rằng vi khuẩn trong thuốc bổ sung sẽ đi tới ruột già, nơi nó sẽ giúp chống lại các vi khuẩn có hại. Một số bằng chứng cho thấy nấm men Saccharomyces boulardii có thể làm giảm nguy cơ tiêu chảy tái phát liên quan đến nhiễm C.difficile.

Các câu hỏi liên quan bệnh Viêm đại tràng màng giả