Tóm tắt bệnh Viêm cột sống dính khớp

Các tên gọi khác của bệnh này:

  • Ankylosing Spondylitis

Là loại viêm khớp ảnh hưởng đến khớp cùng chậu (sacroiliac) và cột sống. Các triệu chứng bao gồm đau và cứng khớp, thường bắt đầu ở lưng, sau đó có thể ảnh hưởng đến toàn bộ cột sống từ cổ trở xuống. Xương cột sống có thể dính với nhau, khiến cột sống trở nên cứng nhắc. Những thay đổi này có thể nhẹ hoặc nặng. Bệnh có thể gây đau và cứng các khớp khác, như hông và đầu gối. Bệnh phổ biến hơn ở nam giới trong độ tuổi 20-40.

Triệu chứng

Đau lưng, đau cổ, cứng khớp, mệt mỏi, cột sống cong về phía trước, đau mắt đỏ (hiếm gặp).

Chẩn đoán

  • Hỏi bệnh sử và khám thực thể.

  • Xét nghiệm tìm kháng nguyên bạch cầu HLA-B27 và chụp X-quang.

  • Xét nghiệm công thức máu toàn bộ (CBC), bảng chuyển hóa toàn diện (CMP), phân tích nước tiểu (UA).

  • Các xét nghiệm bổ sung có thể được yêu cầu.

Điều trị

Điều trị có thể bao gồm: Thuốc chống viêm không steroid/NSAIDs (Ibuprofen/Motrin hoặc Advil, Naproxen/Naprosyn hoặc Aleve), Acetaminophen (Tylenol), tập thể dục, Sulfasalazine, Methotrexate, liệu pháp sinh học và/hoặc liệu pháp miễn dịch.

Tổng quan bệnh Viêm cột sống dính khớp

Theo thạc sĩ, bác sĩ Hồ Phạm Thục Lan, Trưởng khoa Cơ Xương Khớp, Bệnh viện Nhân dân 115, viêm cột sống dính khớp là một bệnh viêm khớp mãn tính khá phổ biến ở nước ta. Viêm cột sống dính khớp như tên gọi là bệnh lý viêm của khớp trục như cột sống và khớp cùng - chậu mãn tính gây cứng và dính cột sống.

Tuy nhiên, các khớp ngoại biên khác, nhất là các khớp lớn ở chi dưới như khớp háng và khớp gối cũng có thể bị tổn thương. Yếu tố di truyền và yếu tố môi trường là hai nguyên nhân chính, tương tác với nhau một cách chặt chẽ để gây nên bệnh.

Bệnh nếu không được phát hiện, điều trị sớm sẽ tiến triển nặng dần, dẫn đến dính và biến dạng toàn bộ cột sống với hai khớp háng, khiến người bệnh bị tàn phế, không đi lại được. Cuộc sống hoàn toàn phụ thuộc vào sự chăm sóc của gia đình và xã hội.

Người bệnh thường có tư thế giảm đau xấu là nằm nghiêng co lưng tôm, hoặc nằm ngửa kê gối cao đầu. Hậu quả là bị gù lưng, đi đứng lom khom, đầu cúi về phía trước. Gù lưng nhiều có thể khiến các xương sườn chạm vào cánh xương chậu, hạn chế giãn nở lồng ngực, gây suy hô hấp, suy tim. Các biến chứng nặng nề khác của bệnh là lao phổi, liệt hai chân do chèn ép tủy và rễ thần kinh.

Điều trị bệnh

  • Mục đích của điều trị là giảm đau, chống viêm, và vật lý trị liệu để duy trì chức năng vận động của các khớp cột sống và ngoại vi.

  • Để không bị tàn phế khi viêm cột sống dính khớp, cần phát hiện và điều trị bệnh ở giai đoạn sớm thì kết quả mới khả quan. Mục đích của điều trị là giảm đau, chống viêm, và vật lý trị liệu để duy trì chức năng vận động của các khớp cột sống và ngoại vi.

  • Điều quan trọng là cần nhận thức được tình trạng viêm mãn tính, vì vậy việc kiểm soát bệnh là suốt đời.

  • Cần tuân thủ đúng chế độ thuốc và tập luyện do các bác sĩ chuyên khoa chỉ định. Giai đoạn tiến triển của bệnh nếu không được điều trị đúng, các khớp bị phá hủy nhiều và gây dính khớp ở tư thế xấu.

  • Ngoài bệnh chính, nhiều khi còn các bệnh kèm theo như viêm loét dạ dày, bệnh tim mạch và loãng xương. Chất lượng sống sẽ được cải thiện phụ thuộc sự tuân thủ điều trị bệnh theo bác sĩ chuyên khoa và theo dõi chặt tác dụng phụ của thuốc.

Các câu hỏi liên quan bệnh Viêm cột sống dính khớp

  • Cách chữa trị tràn dịch khớp gối

    thưa bác sĩ, cháu năm nay 21 tuổi, hiện đang là sinh viên. Cháu có đi đá bóng và bị chấn thương. Khi ngã tiếp xúc mặt đất thì đầu gối trái tạo 1 góc gần vuông góc với mặt đất. Kể từ khi chấn thương đến nay cũng được hơn 1 năm. Thời điểm 1 năm qua thì đầu gối cháu có biểu hiện lạo xạo, lỏng đầu gối. Không có biểu hiện sưng nhiều. Cháu mới đi khám và chụp MRI hồi đầu năm 2016 thì bác sĩ có chẩn đoán như ảnh cháu gửi. Tầm 1 tháng trở lại đây do hoạt động mạnh, đá bóng liên tục nên đầu gối cháu bắt đầu sưng to hơn, và cảm giác căng cứng mỗi khi gập đầu gối, đau khớp gối trái mỗi khi gập hoặc lên cầu thang (Vùng khoanh đỏ). Cháu có đi khám lại và chọc hút dịch hồi tháng 11/2016 nhưng dịch hút ra không đáng kể (khoảng 10ml trong khi đó siêu âm cho thấy lớp dịch dày 12mm). Đến nay khớp gối vẫn sưng và vẫn có dấu hiệu đau khi gập đầu gối hoặc leo cầu thang. xin bác sĩ cho cháu hỏi là bệnh cháu có thể chữa triệt để không và chữa trong bao lâu ạ? Cháu xin cảm ơn bác sĩ

  • Nữ 29 tuổi bị tụ dịch đầu gối

    Chào bác sĩ. Tôi tên là Lê Thị Vinh, 29 tuổi, là nữ giới. Ngày gần đây tôi bị xước đầu gối, giờ đã lành hẳn nhưng bị tụ dịch đầu gối. Tôi vừa đi hút dịch ở bệnh viện. Tôi muốn hỏi rằng liệu tôi có bị lại hay không? Vì tôi thấy mọi người bảo hút xong một thời gian lại bị, nếu đi bó thuốc lá ngay từ đầu thì khỏi hẳn còn đã hút rồi thì không chữa được nữa. Tôi rất lo lắng, xin bác sĩ cho tôi một lời khuyên. Tôi xin cảm ơn!

  • gãy xương bàn tay số 3

    Thưa Bác sĩ, do tai nạn e bị gãy xương bàn tay số 3, không bị di lệch k phải vít và là gãy xương kín và chỉ bó bột cố định chỗ bị gãy.. Vậy như trường hợp của e bao lâu thì có thể tháo bột và sinh hoat bình thường được ạ.. Cám ơn Bác Sĩ!!!

  • Người 35 tuổi bị gãy xương đùi

    Bác sĩ ơi cho em hỏi người bị gãy xương đùi đã phẫu thuật thì bao nhiêu lâu mới về được nhà ạ

  • Bị gãy xương gót

    Chào Bác sĩ , Mẹ em nay 63 tuổi bị té gãy xương gót , nay 20 ngày vẫn còn bầm , vậy có nguy hiểm không ?

  • Cháu năm nay 19 tuổi bị dạn xương gót có sao không ạ

    Cháu chào bác sỹ ! Cách đây 4 năm về trước cháu được bác sỹ ở bệnh viện từ sơn tỉnh bắc ninh chuẩn đoán bị dạn xương gót và cháu có bó bột 1 tháng ! Sau ngày bó bột xong chân cháu vẫn bị xưng và cháu có dán một số loại thuốc cao chân !! Và kể từ ngày đấy cho đến nay chân cháu vẫn bị xưng và đau ! Cháu có đi chụp xqang lại và các bsy đã nói là liền xương rồi ! Bác có thể tự vấn giúp cháu được không ạ ! Cháu xin chân thành cảm ơn