Tóm tắt bệnh Viêm cầu thận mạn

Viêm cầu thận mạn tính là một quá trình tổn thương thực thể xảy ra ở tất cả các cầu thận của hai thận; bao gồm các tình trạng tăng sinh, phù nề, xuất tiết và hoại tử hyalin, xơ hoá một phần hoặc toàn bộ cầu thận. Bệnh tiến triển mạn tính qua nhiều tháng, nhiều năm dẫn đến xơ teo cả 2 thận. Biểu hiện lâm sàng của bệnh đa dạng, triệu chứng thường gặp là: phù, protein niệu, hồng cầu niệu, tăng huyết áp. Bệnh diễn biến thành từng đợt, sau 10-15 năm thì sẽ xuất hiện suy thận mạn tính không hồi phục. Hội chứng viêm cầu thận mạn tính có thể gặp trong nhiều thể tổn thương mô bệnh học khác nhau.

Triệu chứng

  • Nước tiểu có máu, sưng chân, mắt cá chân hoặc các bộ phận khác của cơ thể do tích nước.

  • Khó thở khi gắng sức do thiếu máu, nhức đầu hoặc các triệu chứng khác của bệnh cao huyết áp, mệt mỏi.

  • Co giật, buồn nôn và ói mửa, ăn mất ngon, ngứa, nhức đầu.

  • Dễ bị bầm tím, chảy máu thường xuyên.

  • Suy giảm thị lực, tăng sắc tố da, đau bụng.

Chẩn đoán

  • Hỏi bệnh sử và khám thực thể.

  • Xét nghiệm máu và nước tiểu để đo chức năng thận. Xét nghiệm công thức máu toàn bộ (CBC), bảng chuyển hóa toàn diện (CMP).

  • Chụp X-quang, siêu âm hoặc chụp cắt lớp vi tính (CT scan) thận.

  • Sinh thiết thận để xác định nguyên nhân gây viêm.

Điều trị

  • Thuốc hạ huyết áp để làm giảm huyết áp cao.

  • Thuốc lợi tiểu để làm giảm tình trạng lưu giữ chất lỏng dư thừa và tăng sản xuất nước tiểu.

  • Có chế độ ăn ít protein, ít muối, bổ sung sắt hoặc vitamin.

  • Thuốc Steroid hoặc thuốc ức chế miễn dịch.

  • Trong trường hợp nghiêm trọng, xảy ra suy thận, chạy thận có thể cần thiết. Ghép thận cho trường hợp suy thận nặng.

Tổng quan bệnh Viêm cầu thận mạn

Định nghĩa và khái niệm

Viêm cầu thận mạn tính là một quá trình tổn thương thực thể xảy ra ở tất cả các cầu thận của hai thận; bao gồm các tình trạng tăng sinh, phù nề, xuất tiết và hoại tử hyalin, xơ hoá một phần hoặc toàn bộ cầu thận. Bệnh tiến triển mạn tính qua nhiều tháng, nhiều năm dẫn đến xơ teo cả 2 thận. Biểu hiện lâm sàng của bệnh đa dạng, triệu chứng thường gặp là: phù, protein niệu, hồng cầu niệu, tăng huyết áp. Bệnh diễn biến thành từng đợt, sau 10-15 năm thì sẽ xuất hiện suy thận mạn tính không hồi phục.

Ngày nay, người ta cho rằng viêm cầu thận mạn là một hội chứng - hội chứng viêm cầu thận mạn tính. Hội chứng viêm cầu thận mạn tính có thể gặp trong nhiều thể tổn thương mô bệnh học khác nhau.

Các thể tổn thương mô bệnh học như viêm cầu thận tăng sinh gian mạch, viêm cầu thận màng, viêm cầu thận màng tăng sinh, xơ hoá cầu thận ổ, viêm cầu thận tăng sinh ngoài mao mạch đều có thể diễn biến khái quát như trên. Nhưng tỷ lệ giữa các hội chứng lâm sàng thì khác nhau. Có những thể tổn thương mô bệnh học biểu hiện lâm sàng chủ yếu là hội chứng thận hư, nhưng thể khác lại biểu hiện bằng protein niệu và hồng cầu niệu mà không có triệu chứng lâm sàng.

Phân loại

Bệnh lý cầu thận mạn tính gồm có 4 hình thái lâm sàng:

  • Hội chứng viêm cầu thận cấp (HCVCTC).

  • Hội chứng viêm cầu thận mạn (HCVCTM).

  • Hội chứng thận hư (HCTH).

  • Biến đổi không bình thường ở nước tiểu (protein niệu, hồng cầu niệu không có triệu chứng lâm sàng).

4 hình thái lâm sàng trên biến đổi luân phiên trong quá trình tiến triển của bệnh, kéo dài hàng tháng, hàng năm và hậu quả cuối cùng là suy thận mạn tính.

Tuy nhiên, ngày nay người ta vẫn dùng danh pháp viêm cầu thận mạn tính theo một nếp quen từ lâu nay.

Điều trị bệnh

Điều trị triệu chứng:

Chống nhiễm khuẩn: nhiễm khuẩn có thể là nguồn cung cấp kháng nguyên hoặc là yếu tố khởi phát, vì vậy sử dụng kháng sinh là cần thiết. Dùng kháng sinh ít độc tính với thận, dùng đường uống là chủ yếu. Các kháng sinh thường dùng là: Ampicilline, Erythromycine, Rovamycine. Thời gian dùng kháng sinh từ 7 đến 10 ngày.

  • Điều trị phù: dùng các thuốc lợi tiểu quai (như Lasix, Furosemide): Lasix 40 mg x 2- 4 viên/ngày, tuỳ theo khối lượng nước tiểu 24 giờ để điều chỉnh liều lasix cho hợp lý, lượng nước tiểu 24 giờ phải trên 1000 ml, nếu lượng nước tiểu ít hơn phải tăng liều lợi tiểu.

  • Điều trị tăng huyết áp: phải sử dụng các thuốc hạ áp không ảnh hưởng đến chức năng thận, các nhóm thuốc thường dùng là thuốc ức chế canxi:

    • Adalat L.A 30mg x 1-2 viên/ngày.

    • Amlor 5 mg x 1-2 viên/ngày.

    • Plendil 5 mg x 1-2 viên/ngày.

    • Madiplot 10 mg x 1-2 viên/ngày.

Corticoid liệu pháp và các thuốc ức chế miễn dịch:

  • Chỉ định:

    • Viêm cầu thận mạn tiên phát có hội chứng thận hư.

    • Tổn thương thận trong các bệnh hệ thống: luput ban đỏ hệ thống, viêm da-cơ, bệnh tổ chức liên kết hỗn hợp.

    • Các bệnh mạch máu: viêm mạch máu dạng nút, bệnh u hạt Wegener.

    • Hội chứng Goodpasturê.

    • Viêm cầu thận tăng sinh ngoài mao mạch.

  • Các thuốc và liều dùng:

    • Corticoid:

      • Prednisolon 1-1,5 mg/kg/ngày, uống 1 lần sau khi ăn sáng (6-7 giờ sáng), dùng kéo dài cho đến lúc protein niệu âm tính hoặc protein niệu dưới 0,5 g/ngày, sau đó giảm liều dần; thời gian điều trị là 6 tháng.

      • Methylprednisolon liều 1000 mg/ngày, tiêm truyền tĩnh mạch, mỗi đợt dùng 3 ngày, mỗi tháng dùng một đợt, có thể dùng trong 6 tháng.

      •  Các thuốc ức chế miễn dịch:

    • Cyclophosphamide.

      • Đường uống: 2-3 mg/kg/ngày x 12 tuần. Một lần.

      • Đường tiêm truyền tĩnh mạch: 500-700 mg/m2/ngày, mỗi tháng tiêm truyền

      • Azathioprin 2- 4 mg/kg/ngày x 12 tuần.

      • 6-mercaptopurine: 2- 4 mg/kg/ngày x 12 tuần.

Người ta thường kết hợp 1 loại thuốc Corticoid với 1 loại thuốc ức chế miễn dịch. Ngoài các thuốc Corticoid và các thuốc ức chế miễn dịch, người ta còn sử dụng các thuốc kháng tiểu cầu (Persantine-Dipyridamole), thuốc chống đông (Heparin), các thuốc tiêu fibrine (Urokinase, Streptokinase).

Các câu hỏi liên quan bệnh Viêm cầu thận mạn