Tóm tắt bệnh Thiếu máu

Các tên gọi khác của bệnh này:

  • Anaemia

Thiếu máu là tình trạng có ít số lượng hồng cầu hay ít số lượng hemoglobin (Hb) hơn bình thường trong máu. Thiếu sắt là nguyên nhân thường gặp nhất của thiếu máu. Các nguyên nhẫn khác là: thiếu vitamin B12, thiếu hụt axít folic (folate), thiếu sắt, thiếu máu tán huyết và các nguyên nhân ở tủy xương.

Triệu chứng

Mệt mỏi, chóng mặt, thể trạng yếu, khó thở, da tái xanh, ăn kém ngon miệng, đau bụng, móng tay giòn, dễ gãy.

Chẩn đoán

Hỏi bệnh sử và khám thực thể cùng với xét nghiệm máu toàn bộ (CBC). Đôi khi bệnh nhân cần phải làm sinh thiết tủy xương để xác định nguyên nhân.

Điều trị

Xét nghiệm bổ sung: xét nghiệm nồng độ sắt, vitamin B12, axít folic trong máu.

Tổng quan bệnh Thiếu máu

Thiếu máu là tình trạng có ít số lượng hồng cầu hay ít số lượng hemoglobin (Hb) hơn bình thường trong máu.

Điều trị bệnh

Các thuốc chữa thiếu máu:

  • Sắt:

    • Bổ sung cho phụ nữ mỗi ngày 15mg chất sắt, nam giới chỉ cần 10mg/ngày. Phụ nữ mang thai cần bổ sung chất sắt nhiều hơn so với bình thường vì chất sắt cần thiết cho cơ thể người mẹ, tốt cho sự phát triển của cơ và các tế bào hồng cầu của bào thai. Phụ nữ nên dùng bổ sung viên vitamin có chứa chất sắt để thay thế lượng sắt bị mất đi trong thời kỳ kinh nguyệt, trước và sau khi sinh con hoặc trong trường hợp bị mất máu nhiều.

    • Trên thị trường có bán nhiều dạng viên sắt mà thành phần là sắt Sunfat, sắt Oxalat, sắt Gluconat... Nên dùng đường uống các chế phẩm chứa sắt khi no để tránh kích thích đường tiêu hóa. Chú ý liều lượng phải theo đúng chỉ định của bác sĩ vì quá liều sẽ bất lợi.

    • Có thể phòng ngừa và điều trị thiếu máu do thiếu sắt bằng cách ăn nhiều thức ăn giàu chất sắt như: gan, tim, trứng, giá đậu, hoa quả, bông cải xanh...

  • Vitamin B12: Đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa của tế bào, đặc biệt là sự nhân lên của ADN. Nguồn vitamin B12 được đưa vào trong cơ thể chủ yếu qua thức ăn. Những thức ăn giàu vitamin B12 như thịt, cá, trứng, gan... Tình trạng thiếu hụt vitamin B12 thường gặp ở những người bị rối loạn tiêu hóa, bệnh dạ dày... Người bị thiếu máu do thiếu vitamin B12 nên được điều trị bằng tiêm bắp vitamin B12 theo chỉ định của bác sĩ.

  • Axít Folic: Đây là tác nhân quan trọng trong quá trình tạo máu. Hàng ngày, nhu cầu người lớn cần 25 - 50mcg axít Folic. Thức ăn từ rau xanh, thịt, trứng, gan, men bia là nguồn cung cấp chủ yếu chất này.

  • Ngoài ra một số nguyên tố vi lượng khác cũng cần cho sự tạo máu như vitamin B6, vitamin B2 cũng làm tăng sinh số lượng hồng cầu và huyết sắc tố trong máu.

Thuốc chữa thiếu máu có nhiều loại đang có trên thị trường nhưng khi dùng nên có sự chỉ định của bác sĩ, nên tuân thủ đúng, tránh hiện tượng tự đi mua về dùng theo sự mách bảo của người này hay người khác. Tốt nhất là phòng bệnh hơn chữa bệnh bằng cách bổ sung bằng chế độ ăn hợp lý, có đầy đủ dinh dưỡng, các vitamin và các yếu tố vi lượng cho cơ thể.

Các câu hỏi liên quan bệnh Thiếu máu

  • Em có nhu cầu đi xét nghiệm tổng thể máu

    Dạ thưa bác sĩ cho e hỏi. E có nhu cầu đi xét nghiệm tổng thể máu thì ở bệnh viện tuệ tĩnh mình chi phí tổng cộng hết bao nhiêu ạ?

  • Con gái tôi phát hiện bị bệnh tan máu bẩm sinh

    Con gái tôi phát hiện bị bệnh tan máu bẩm sinh (beta thalassamia). Cháu đã đi truyền máu 4 lần. Tôi muốn hỏi con tôi có thể làm phẫu thuật ghép tế bào gốc được không? Gia đình tôi phải chuẩn bị những gì và đến bệnh viện nào để làm cho cháu. Tôi rất mong được trả lời.

  • Mẹ tôi bị ngã nằm gần một tháng

    Bác sĩ cho em hỏi. Mẹ em hơn 60 tuổii bị ngã chân tay cứng các khớp k khó cử động phải nằm một chỗ. Gần tháng nay. Tự dưng mấy hôm nay ở mạng sườn xuất hiện một mảng tím và có hiện tượng lan ra. Xin hỏi bác sĩ đó là triệu chứng của bệnh gì ạ. Cảm ơn bác sĩ ạ.