Tóm tắt bệnh Sụp mi

Các tên gọi khác của bệnh này:

  • Xệ mí mắt
  • Sụp mí mắt
  • Mí mắt chảy xệ

Xệ mí mắt hay còn gọi là sụp mí mắt hay mí mắt chảy xệ hay sụp mi là sự sa xuống của mi mắt trên xuống thấp hơn vị trí bình thường. Nguyên nhân do cơ mí mất khả năng co giãn, đàn hồi hay da mí bị nhão tạo thành những túi mỡ ở mí trên; do tổn thương của dây thần kinh số 3 và hội chứng Horner; do khối u và nhiễm khuẩn.

Triệu chứng

  • Mắt (một bên hoặc cả hai) không mở lớn được, mí mắt che phủ con ngươi.

  • Da mi trên da trễ xuống tạo cho mi trên có nhiều nếp mi.

Chẩn đoán

  • Hỏi bệnh sử và khám thực thể.

  • Chụp cắt lớp vi tính (CT Scan) hoặc chụp cộng hưởng từ não có thể được thực hiện để loại trừ nguyên nhân khác của sụp mi.

Điều trị

  • Sụp mi chủ yếu được điều trị bằng phẫu thuật.

  • Tùy tình trạng để lựa chọn phương pháp thích hợp căn cứ vào mức độ chức năng của cơ nâng mi.

  • Việc phẫu thuật sụp mi phụ thuộc vào sức khoẻ của bệnh nhân để các bác sĩ quyết định phẫu thuật.

  • Ngoài ra còn phụ thuộc vào mức độ ảnh hưởng của sụp với thị lực.

Tổng quan bệnh Sụp mi

Xệ mí mắt hay còn gọi là sụp mí mắt hay mí mắt chảy xệ hay sụp mi là sự sa xuống của mi mắt trên xuống thấp hơn vị trí bình thường.

Nguyên nhân do cơ mí mất khả năng co giãn, đàn hồi hay da mí bị nhão tạo thành những túi mỡ ở mí trên; do tổn thương của dây thần kinh số 3 và hội chứng Horner; do khối u và nhiễm khuẩn.

Điều trị bệnh

1. Xệ mí bẩm sinh

Đối với trường hợp xệ mí bẩm sinh hoặc do bệnh nhược cơ thì vấn đề điều trị gồm:

  • Về tuổi điều trị: khi bị xệ mí thì nên phẫu thuật khi trẻ 4 - 5 tuổi. Đối với các trường hợp sụp mi nặng, gây giảm thị lực do nhược thị hoặc lệch đầu thì cần phải mổ sớm hơn, có thể từ lúc 1 tuổi.

  • Sụp mi chủ yếu được điều trị bằng phẫu thuật. Tùy tình trạng để lựa chọn phương pháp thích hợp căn cứ vào mức độ chức năng của cơ nâng mi.

    Việc phẫu thuật sụp mi phụ thuộc vào sức khoẻ của bệnh nhân để các bác sĩ quyết định phẫu thuật. Ngoài ra còn phụ thuộc vào mức độ ảnh hưởng của sụp với thị lực.Khi phát hiện con bị sụp mi, cha mẹ cần đưa tới cơ sở chuyên khoa mắt để được khám và điều trị, tốt nhất là trước hai tuổi.

2. Xệ mí không do bẩm sinh

Với sụp mi ở người lớn tuổi và các nguyên nhân khác gây bệnh thì vấn đề cần phẫu thuật hay không còn tùy thuộc mức độ sụp mi và khả năng hoạt động của cơ nâng mi.

  • Nếu sụp mi vừa phải thì chỉ cần cắt bỏ phần da mi trên dư thừa.

  • Nếu sụp mi nhiều, ngoài khâu này, bác sĩ còn phải can thiệp vào phần cơ nâng mi, đơn giản nhất là làm ngắn cơ nâng mi và cắt bỏ một phần cơ vòng mi.

3. Một số phương pháp phẫu thuật sụp mi:

  • Phẫu thuật nâng cung mày

  • Phẫu thuật tạo hình mí mắt

  • Nâng cung mày nội soi

  • Ngoài ra, thủ thuật nâng mi mắt là giải pháp phổ biến, bệnh nhân sẽ được cắt bỏ lớp da thừa và được tách bỏ lớp mỡ mắt nhờ vậy, phẫu thuật mi mắt giúp bạn loại bỏ da thừa mi trên và bọng mắt, đem lại mi mắt căng mọng.Thông thường một người chỉ cần nâng mí mắt 1-2 lần trong đời, tùy theo tình trạng lão hóa nhanh hay chậm.

Các câu hỏi liên quan bệnh Sụp mi