Tóm tắt bệnh Sốt xuất huyết

Các tên gọi khác của bệnh này:

  • Dengue hemorrhagic fever
  • DHF
  • Sốt Dengue
  • Dengue fever
  • DF

Sốt xuất huyết hay chính xác hơn là sốt xuất huyết do virus (tiếng Anh: Viral hemorrhagic fever, viết tắt: VHF) là một nhóm các bệnh do một số họ virus sau: Arenavirus, Filoviridae, Bunyaviridae và Flavivirus. Một số loài virus có thể gây bệnh nhẹ như sốt Nephropathia Scandinavia, trong khi đó một số loài khác có thể gây bệnh tương đối nặng, thậm chí có thể gây tử vong, chẳng hạn như sốt Lassa, virus Marburg, Bệnh virus Ebola, sốt xuất huyết Bolivia, Hantavirus, sốt xuất huyết Crimea-Congo, và sốt xuất huyết Dengue. Đây là bệnh sốt cao có xuất huyết, có thể quy vào các chứng ôn dịch, thời độc, thử táo dịch hoặc thấp nhiệt. Sốt xuất huyết được truyền qua muỗi, đặc biệt là muỗi vằn.

Triệu chứng

Ho, sốt, mệt mỏi, suy nhược, ớn lạnh, đau cơ, nhức đầu, khó thở.

Chẩn đoán

  • Hỏi bệnh sử và khám thực thể.

  • Thực hiện các xét nghiệm máu để phát hiện virus.

  • Xét nghiệm máu toàn bộ (CBC), xét nghiệm bảng chuyển hóa toàn diện (CMP), chụp cắt lớp vi tính (CT Scan), điện tâm đồ (EKG), chụp X-quang. Cấy đờm, cấy máu có thể cần thực hiện bổ sung.

Điều trị

Điều trị phụ thuộc vào mức độ của bệnh và có thể bao gồm: dịch truyền tĩnh mạch, oxy, thở máy, nhập khoa hồi sức cấp cứu.

Tổng quan bệnh Sốt xuất huyết

Biểu hiện nặng nhất của bệnh là hội chứng sốc Dengue (Dengue shock syndrome - DSS) do Dengue virus (chi Flavivirus, họ Flaviviridae) gây ra. Virus này có 4 chủng huyết thanh khác nhau là DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4. Bệnh nhân nhiễm với chủng virus nào thì chỉ có khả năng tạo nên miễn dịch suốt đời với chủng virus đó mà thôi. Chính vì vậy, những người sống trong vùng lưu hành dịch Dengue có thể mắc bệnh sốt xuất huyết nhiều hơn một lần trong đời.

Sốt Dengue và sốt xuất huyết Dengue chủ yếu là bệnh ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Nhiễm virus Dengue gây nên triệu chứng lâm sàng khác nhau tùy từng cá thể. Bệnh có thể chỉ biểu hiện như một hội chứng nhiễm virus không đặc hiệu hoặc bệnh lý xuất huyết trầm trọng và dẫn đến tử vong. Trong bài này, thuật ngữ Dengue được sử dụng để chỉ chung cho ba thể bệnh nêu trên. Khi nói đến từng thể riêng biệt thì tên chính xác của thể bệnh đó sẽ được sử dụng.

Có thể nói Dengue là một bệnh do virus lây truyền qua muỗi thường gặp nhất ở người. Trong những năm gần đây bệnh đã trở thành mối lo ngại lớn đối với sức khỏe cộng đồng trên thế giới. Trên toàn thế giới có khoảng 2,5 tỷ người hiện đang sống trong vùng có lưu hành bệnh. Sự lan tràn về mặt địa lý của cả véc-tơ truyền bệnh (muỗi) và virus đã làm tăng cao tỷ lệ bệnh trong vòng 25 năm qua cũng như khả năng xuất hiện dịch do nhiều chủng huyết thanh khác nhau ở các đô thị trong vùng nhiệt đới.

Điều trị bệnh

1. Nguyên tắc chung

Vấn đề mất nước trong sốt xuất huyết Dengue: không phải sốt xuất huyết Dengue gây mất nước. Đây là sự nhầm lẫn có từ khá lâu. Bệnh dù nặng dù nhẹ vẫn không có mất nước trên lâm sàng. Cân nặng không giảm, da không khô, một số tế bào nội tạng thừa nước thấy được trên siêu âm. Thường và đa số bệnh nhân sốt xuất huyết Dengue là đủ và thừa nước, đã đủ nước ngay lúc mới bắt đầu truyền dịch cấp cứu vì bệnh nhân bị giảm thể tích tuần hoàn máu. 

Lí do bị giảm khoảng 20-30% thể tích tuần hoàn máu là vì Albumin trong máu thoát ra khỏi lòng mạch. Nước bình thường ra vào giữa lòng mạch với các mô và tế bào, nay không trở vào lòng mạch cho đủ nhu cầu, bởi một lượng lớn albumin hiện diện ngoài lòng mạch. Có thể nói bệnh siêu vi Dengue gây thoát quản huyết tương, không phải là bệnh mất nước. Đây là điểm mấu chốt, quan trọng để sớm thay đổi tư duy điều trị.

2. Phân cấp điều trị bệnh nhân

Sau đây là những gợi ý về phân cấp bệnh nhân theo tuyến điều trị trong trường hợp có dịch bệnh với lượng bệnh nhân tăng cao trong cùng thời điểm. Xin lưu ý đây chỉ là những gợi ý và tuyệt đối không phải là phác đồ điều trị nên không thể áp dụng cho mọi trường hợp.

  • Tiêu chuẩn điều trị tại nhà:
    • Tất cả những bệnh nhân sốt Dengue không có nhu cầu phải truyền dịch tĩnh mạch.

    • Bệnh nhân độ I có khả năng bù dịch bằng đường uống.

    • Bệnh nhân độ II có khả năng bù dịch bằng đường uống và không có chảy máu quan trọng.

  • Tiêu chuẩn nhập viện trong thời gian ngắn (12-24 giờ):

    • Tất cả những trường hợp bệnh cần bù dịch qua đường tĩnh mạch.

    • Bệnh nhân độ I và độ II và không thể điều trị bù dịch bằng đường uống.

    • Bệnh nhân độ I hoặc độ II nhưng có đau tức gan và gan to.

    • Tất cả bệnh nhân độ III.

  • Tiêu chuẩn nhập viện trong thời gian dài (> 24 giờ):

    • Tất cả bệnh nhân thuộc nhóm nhập viện trong thời gian ngắn không đáp ứng điều trị bù dịch.

    • Bệnh nhân độ I hoặc độ II kèm theo nhưng yếu tố cơ địa dễ chuyển thành bệnh nặng (hen phế quản, dị ứng, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính…).

    • Bệnh nhân độ II hoặc độ III và có chảy máu quan trọng.

    • Tất cả bệnh nhân độ IV.

Các câu hỏi liên quan bệnh Sốt xuất huyết