Tóm tắt bệnh Sốc phản vệ

Các tên gọi khác của bệnh này:

  • Anaphylactoid shock

Sốc phản vệ là phản ứng mẫn cảm toàn thân nặng, đặc trưng bởi tụt huyết áp hay tắc đường thở, xảy ra nhanh chóng và đe dọa tính mạng.

Triệu chứng

Dị ứng là một phản ứng bất thường của hệ thống miễn dịch của cơ thể đối với một số loại chất lạ gọi là chất gây dị ứng. Thời gian đầu việc tiếp xúc với các chất gây dị ứng có thể không tạo ra bất kỳ triệu chứng bất thường nào. Tuy nhiên, theo thời gian, hệ thống miễn dịch của cơ thể bắt đầu hình thành kháng thể đối với các chất gây dị ứng này nên các triệu chứng khi tiếp xúc với các chất đó dần thay đổi, trở nên nghiêm trọng hơn, có thể bao gồm sốc phản vệ.

Chẩn đoán

  • Khuôn mặt và/hoặc cổ họng sưng nghiêm trọng
  • Thở khò khè
  • Khó thở
  • Chóng mặt hoặc ngất xỉu
  • Tụt huyết áp

Điều trị

  • Thực hiện hỏi bệnh sử và khám thực thể để xác định nguyên nhân gây ra dị ứng.
  • Xét nghiệm máu toàn bộ (CBC), xét nghiệm bảng chuyển hóa toàn diện (CMP), điện tâm đồ (EKG), chụp X-quang và xét nghiệm Tronopin.

Tổng quan bệnh Sốc phản vệ

Phản vệ là phản ứng mẫn cảm toàn thân nặng đặc trưng bởi tụt huyết áp hay tắc đường thở đe dọa sinh mạng. Trong đó, bệnh nhân đã có tiếp xúc trước với kháng nguyên. Sốc phản vệ qua trung gian IgE làm đại bào (mast cell) mất hạt, gây phóng thích chất trung gian hóa học (Histamin, Kinin, Leucotriene...). Phản ứng dạng phản vệ xảy ra không qua trung gian IgE và không cần có tiếp xúc nhạy cảm trước, với biểu hiện lâm sàng tương tự như phản vệ.

Các loại phản ứng dạng phản vệ gồm:

  • Mất hạt của đại bào không qua trung gian IgE, xảy ra với thuốc cản quang, thuốc phiện, thuốc giãn cơ.
  • Phản ứng bổ thể, xảy ra khi truyền máu và các chế phẩm máu.
  • Phản ứng với thuốc kháng viêm không steroid do tạo tổng hợp Leukotriene từ Prostaglandine.
  • Vô căn.

Hiện nay, do triệu chứng và cách điều trị sốc tương tự nên dùng từ sốc phản vệ cho cả hai phản ứng qua IgE hay không qua IgE.

Biến chứng: Phản ứng phản vệ có thể đe dọa tính mạng khi xảy ra sốc phản vệ nặng, nó có thể ngừng thở hoặc ngừng nhịp tim. Trong trường hợp này, cần phải hồi sức tim phổi (CPR) và điều trị khẩn cấp khác ngay lập tức.

Điều trị bệnh

  • Bảo vệ đường thở và thông khí với O2 100%.

    Khám tìm phù nề trong đường thở. Nếu phù nề gây khó thở phải đặt ống nội khí quản ngay lập tức vì mọi sự trì hoãn sẽ gây tắc đường thở hoàn toàn do phù nề. Chọn ống nội khí quản nhỏ hơn bình thường. Cho O2 100% để duy trì SpO2 > 92%, đặt ống nội khí quản khi vẫn còn thiếu O2 khi thở O2 100%.

  • Sử dụng Andrenaline: Adrenaline là điều trị căn bản của phản vệ để giảm tác dụng huyết động của chất trung gian đang lưu thông và giảm tổng hợp chất trung gian.

    • Triệu chứng nặng và tụt huyết áp: Truyền dịch nhanh NaCl 0,9% 1 - 2 lít, cùng lúc với truyền Adrenaline. Nếu vẫn còn tụt huyết áp sau khi truyền 2 lít NaCl 0,9% và Adrenaline, dùng dung dịch keo.Cho Adrenaline khởi đầu 50 - 100g tiêm tĩnh mạch (0,1 - 0,2ml Adrenaline 1:1000 trong 10ml NaCl 0,9%). Nếu bệnh nhân không đáp ứng với liều đầu, truyền Adrenaline liên tục 0,5 - 5 g/phút bằng cách pha 1mg Adrenaline trong 500ml NaCl 0,9% hay Dextrose 5%, chảy tốc độ 0,5 - 2ml/phút, chọn liều. Liều Adrenaline cho trẻ em là 0,1 - 1,5g/kg/phút.

    • Nếu triệu chứng nhẹ và trung bình (huyết áp tâm thu > 90mmHg), tiêm Adrenaline dưới da liều 0,3 - 0,5ml dung dịch 1:1.000. Trẻ em: 0,01ml/kg dung dịch 1:1.000, tiêm dưới da. Liều này có thể lặp lại 10 - 20 phút/1 lần tùy đáp ứng. Nếu vẫn không đáp ứng, truyền tĩnh mạch Adrenaline.

    • Nếu tụt huyết áp kéo dài, điều trị với truyền dịch và Noradrenaline.

      Điều trị co thắt phế quản với khí dung Ventoline (Salbutamol) liên tục, hoặc tiêm tĩnh mạch 100 - 200g, hay truyền tĩnh mạch liên tục 5 - 25g/phút. Hoặc dùng Aminophylline 5mg/kg tĩnh mạch trong 30 phút, tốc độ tiêm chậm hơn ở người già, bệnh nhân dùng Cimetidine hay Erythromycine, suy tim, suy gan. Thuốc điều trị kế tiếp là kháng Histamine, Corticoid, Glucagon, Ventoline và Aminophylline. Để ngừa tái phát và điều trị phản vệ trơ với điều trị ban đầu. Methylprednisolone (Solumedrol) hay Hydrocortisone 100 - 200mg tĩnh mạch ở người lớn. Trẻ em: liều 1 - 2mg/kg. Thuốc kháng Histamine, dùng thuốc chẹn H1 như Diphenhydramine 25 - 50mg tĩnh mạch. Thuốc chẹn H2 khi sốc phản vệ trơ với Adrenaline, dịch truyền, Steroid, thuốc chẹn H1, nhưng tránh dùng Cimetidine vì gây kéo dài chuyển hóa thuốc chẹn gây kéo dài phản vệ ở bệnh nhân đang dùng thuốc chẹn. Cimetidine tương tác với chuyển hóa của các thuốc như Aminophylline, nên có thể dùng khi co thắt phế quản trơ. Sau liều đầu tiêm tĩnh mạch thuốc Steroid và kháng Histamine, chuyển qua dùng đường uống. Prednisone 20mg 2 lần/ngày hay 40mg/ngày trong 4 ngày. Diphenhydramine 25 - 50mg, uống. Bệnh nhân đang dùng thuốc chẹn, tụt huyết áp trơ với truyền dịch và Adrenaline, dùng Glucagon 1 mg tĩnh mạch 5 phút/1 lần cho đến khi hết hạ huyết áp, sau đó truyền 5 - 15g/phút. Tác dụng phụ của Glucagon là buồn nôn, nôn, giảm kali, chóng mặt, tăng đường huyết.

  • Ngừng tiếp xúc kháng nguyên.

Các câu hỏi liên quan bệnh Sốc phản vệ