Tóm tắt bệnh Sai khớp

Các tên gọi khác của bệnh này:

  • Trật khớp

Sai khớp là sự di lệch của các cầu xương ở khớp 1 phần hay hoàn toàn do chấn thương mạnh trực tiếp hay gián tiếp. Hầu hết các trường hợp sai khớp cần được nhận sự chăm sóc y tế để giúp khớp chuyển động trở lại vào vị trí ban đầu.

Triệu chứng

  • Triệu chứng thay đổi tùy thuộc vào các doanh hoặc mô bị sai khớp.
  • Triệu chứng phổ biến là đau, sưng tại vùng khớp bị sai và khó cử động.

Chẩn đoán

  • Hỏi bệnh sử và khám thực thể.
  • Xét nghiệm sẽ được thực hiện tại các khớp hoặc mô liên quan.
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT Scan), chụp cộng hưởng từ (MRI), chụp X-quang.

Điều trị

  • Điều trị sẽ khác nhau tùy thuộc vào các doanh hoặc mô liên quan.
  • Bác sĩ sẽ giúp điều chỉnh lại khớp trở lại vị trí ban đầu.

Tổng quan bệnh Sai khớp

Chấn thương làm biến dạng và mất khả năng vận động tạm thời, gây đau đột ngột, dữ dội. Do đó, người bị sai khớp không được chủ quan vì ảnh hưởng này có thể khiến bạn không thể tập luyện thể thao được nữa.

Nếu thường xuyên chơi thể thao, dù cẩn thận đến đâu bạn cũng không tránh khỏi 1 lần bị sai khớp, đặc biệt là cổ chân. Nguyên nhân chủ quan do bạn không vận động kỹ trước khi bắt đầu tập luyện. Khi đó, các cơ không được làm nóng nên sẽ không có độ co giãn trong quá trình vận động. Vì vậy, lúc tập bạn rất dễ bị trật khớp. Cảm giác đau đớn ập đến, bạn không thể nhấc chân lên khỏi mặt đất. Chính vì vậy, khởi động là bài tập bắt buộc đối với mỗi lần tập luyện.

Khi bị sai khớp, hãy ngừng chơi và sơ cứu ngay tại chỗ để chấn thương không bị nặng hơn. Đối với trường hợp bị nặng, cũng cần làm những bước sơ cứu rồi mới chuyển đến bệnh viện.

Sơ cứu nhanh khi bị sai khớp:
  • Không di chuyển để tránh lực tác động lên vết thương, không nắn hoặc cố cử động khớp bị trật, điều này có thể gây tổn thương khớp, cơ, dây chằng, mạch máu và thần kinh, nên ngồi im tại chỗ để mọi người sơ cứu giúp bạn.
  • Cố định khớp: Dùng vải hoặc áo (trường hợp khẩn cấp mà không có vải) băng cố định khớp để tránh làm vết thương bị động trong quá trình đưa vào bệnh viện.
  • Chườm lạnh lên vùng khớp bị thương để giảm sưng nề, có thể dùng đá lạnh chườm trực tiếp lên da hoặc cho đá vào miếng vải để chườm. Không nên chườm nóng, đắp muối, bóp thuốc rượu hay mật gấu, vì có thể làm tình trạng xấu đi.
  • Sau đó, nhờ bạn bè đưa tới bác sĩ để kịp thời xử lý chấn thương. Không được chủ quan cố gắng chịu đựng để vết thương tự lành. Vì nếu bị nặng mà không được điều trị sớm, chấn thương có thể để lại di chứng.

Điều trị bệnh

1. Phương pháp xử lý tại chỗ:

  • Không di chuyển để tránh lực tác động, không nắn hoặc cố cử động khớp bị trật, hoặc bắt nó trở lại vị trí, điều này có thể gây tổn thương khớp và cơ, dây chằng, dây thần kinh hoặc các mạch máu ở xung quanh.
  • Cố định khớp: Cố định ở tư thế mà khớp đang ở vị trí đó. Nếu trật khớp vùng tay, khuỷu tay có thể cố định bằng cách cột tay vào thân người, dùng thân người làm vật cố định nâng đỡ cho tay.
  • Nếu trật khớp ở chân thì có thể cột hai chân lại với nhau, dùng chân lành làm nẹp cố định cho chân bị trật khớp.
  • Chườm lạnh lên vùng khớp bị thương để tránh và giảm sưng phù. Có thể dùng đá lạnh chườm trực tiếp lên da hoặc cho đá vào miếng vải để chườm. Không nên chườm nóng, đắp muối, bóp thuốc rượu hay mật gấu vì có thể làm tình trạng xấu đi.
  • Nhanh chóng, nhẹ nhàng vận chuyển người bị sai khớp đến cơ sở y tế để các bác sĩ kiểm tra và điều trị.

2. Phương pháp điều trị tại cơ sở y tế:

  • Đưa khớp trở về vị trí cũ càng sớm càng tốt.
  • Bất động cho khớp khỏi bị trật lại.
  • Tránh cho khớp đó hoạt động mạnh trong khoảng thời gian từ 2 đến 3 tháng để khớp lành hẳn.

Các câu hỏi liên quan bệnh Sai khớp