Tóm tắt bệnh Sa tử cung

Các tên gọi khác của bệnh này:

  • Sa sinh dục
  • Sa dạ con
  • Uterus prolapse

Sa tử cung hay còn gọi là sa dạ con là hiện tượng tử cung từ vị trí bình thường bị chảy xệ qua âm đạo xuống đến xương hông, thậm chí ra cả ngoài âm đạo. Phần lớn sa tử cung là do chấn thương ở các cơ đáy xương chậu, cổ tử cung hoặc các mô nâng đỡ tử cung trong thời gian chuyển dạ.

Triệu chứng

  • Cảm giác bị trì xuống trong vùng chậu
  • Đau vùng thắt lưng
  • Đau khi giao hợp
  • Sa niệu đạo hay mót đi tiểu

Chẩn đoán

  • Hỏi bệnh sử và khám thực thể.
  • Việc khám Phụ khoa sẽ giúp thiết lập chẩn đoán.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI), siêu âm

Điều trị

Lựa chọn phương pháp nào để điều trị là tùy thuộc vào nguyên nhân, mức độ tổn thương, mức độ sa tử cung, tình trạng sức khỏe của bản thân, nhu cầu sinh đẻ của người bệnh…

Tổng quan bệnh Sa tử cung

Sa tử cung hay còn gọi là sa dạ con là hiện tượng tử cung từ vị trí bình thường bị chảy xệ qua âm đạo xuống đến xương hông, thậm chí ra cả ngoài âm đạo.

Sa tử cung có nhiều mức độ khác nhau: nhẹ, trung bình và nặng.

  • Sa loại nhẹ (cấp độ 1): Loại này đa số bệnh nhân không có cảm giác gì, chỉ khi đứng lâu hoặc lao động thể lực nặng thì cảm thấy nhức mỏi lưng.
  • Sa loại trung bình (cấp độ 2): Một phần cổ tử cung hoặc thân tử cung xệ ra ngoài miệng âm đạo.
  • Sa loại nặng (cấp độ 3): Toàn bộ cổ tử cung và thân tử cung lộ ra ngoài miệng âm đạo. Loại này dễ viêm nhiễm nhất, tử cung xung huyết, phù, loét mưng mủ, chảy dịch màu vàng. Nặng hơn có thể sốt cao, khô miệng, táo bón, cần đến bệnh viện điều trị sớm.

Điều trị bệnh

Lựa chọn phương pháp nào để điều trị là tùy thuộc vào nguyên nhân, mức độ tổn thương, mức độ sa tử cung, tình trạng sức khỏe của bản thân, nhu cầu sinh đẻ của người bệnh…

  • Điều trị không phẫu thuật: Dành cho những bệnh nhân tình trạng tương đối nhẹ, có nhu cầu sinh đẻ, hoặc cũng có thể chọn phương pháp này cho những bệnh nhân già yếu, sức khỏe kém không muốn hoặc không thể phẫu thuật được. Các biện pháp có thể là nghỉ ngơi, dinh dưỡng, thuốc, những bài thuốc dân gian, châm cứu và luyện tập thể dục, nâng tử cung. Các động tác luyện tập thể dục như làm động tác co hậu môn, 2 - 3 lần/ngày, mỗi lần khoảng 10 phút.
  • Điều trị phẫu thuật: Có nhiều phương pháp phẫu thuật; cắt bỏ một phần hay toàn bộ tử cung tùy theo tuổi, nhu cầu sinh đẻ, sức khỏe của bệnh nhân, mà bạn sẽ được thầy thuốc tư vấn và lựa chọn phương pháp thích hợp với mình.

Các câu hỏi liên quan bệnh Sa tử cung