Tóm tắt bệnh Rối loạn tiêu hoá

Các tên gọi khác của bệnh này:

  • Dyspepsia

Rối loạn tiêu hóa là một hội chứng gây ra bởi sự co thắt không đều của các cơ vòng trong hệ tiêu hóa, dẫn đến đau bụng và thay đổi đại tiện. Đây không phải là một căn bệnh dẫn đến tử vong mà chỉ là một hội chứng, tuy khó chịu, nhưng không nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, khi bị rối loạn tiêu hóa, người bệnh sẽ gặp những bất tiện trong sinh hoạt do bị thay đổi về chuyện đại tiện, bị đầy hơi hoặc đau bụng. Đây là một hội chứng rất thông thường, mà gần như ai cũng có thể bị.

Triệu chứng

Thay đổi thói quen đại tiện, người bệnh cảm thấy đau bụng từng cơn, ngày táo bón, ngày tiêu chảy, đi đại tiện không đều đặn như trước. Đau bụng âm ỉ hoặc dữ dội. Đau thường ở vùng bụng dưới bên trái, nhưng cũng có thể ở nhiều chỗ khác nhau. Trong một vài trường hợp, cơn đau có thể lan ra sau lưng. Có cảm giác đầy hơi, bụng căng, ợ hơi liên tục, trung tiện nhiều. Đầy hơi, bụng căng to, ợ hơi liên tục hoặc trung tiện nhiều. Một số triệu chứng khác như: ợ chua, đắng hoặc hôi miệng, buồn nôn, nôn,...

Chẩn đoán

  • Hỏi bệnh sử và khám thực thể.

  • Nội soi đường tiêu hoá, chụp X-quang với thuốc cản bari.

  • Một số xét nghiệm khác như kiểm tra độ pH hay đo áp lực trong thực quản đôi khi cũng được dùng đến.

Điều trị

Thay đổi chế độ ăn và sinh hoạt hợp lý và có thể kết hợp với việc sử dụng thuốc. Thuốc điều trị tùy theo từng bệnh nhân. Tuy nhiên trong rối loạn tiêu hóa, thuốc chỉ đóng vai trò phụ trong điều trị, chỉ nên dùng khi thật cần và càng dùng ít càng tốt.

Tổng quan bệnh Rối loạn tiêu hoá

Rối loạn tiêu hóa là một hội chứng gây ra bởi sự co thắt không đều của các cơ vòng trong hệ tiêu hóa, dẫn đến đau bụng và thay đổi đại tiện. Đây không phải là một căn bệnh dẫn đến tử vong mà chỉ là một hội chứng, tuy khó chịu, nhưng không nguy hiểm đến tính mạng.

Người bị chứng sa dạ dày thường có biểu hiện gầy ốm, ăn uống kém, bụng đầy trướng, khó chịu. Khi ăn cơm xong, cảm giác đầy trướng càng nặng hơn, có thể kèm theo đau bụng, ợ hơi, chóng mặt, mệt mỏi và đại tiện khô. Nếu đứng, bạn có thể nhận thấy bụng trên phẳng, bụng dưới phình to và cơ bụng giãn ra. Về lâu dài, sa dạ dày khiến sức khỏe người bệnh ngày càng suy kiệt, khả năng lao động giảm, tinh thần căng thẳng. Do vậy, bạn nên có những biện pháp để phòng bệnh như tránh làm việc nặng ngay sau khi ăn, ăn uống điều độ và tập luyện vừa sức.

Tính chất của cơn đau trong bệnh này tương tự như đau kiểu đói bụng; cũng có thể xuất hiện tình trạng trướng bụng, ợ hơi, đau thắt, các triệu chứng đi kèm là buồn nôn, nôn mửa, táo bón, khó tiêu. Khi nghiêm trọng có thể gây xuất huyết, nứt hậu môn. Người bị chứng sa dạ dày thường có những biểu hiện như: đau bụng ở vùng trên với những đặc điểm đau có tính nhịp điệu, mỗi lần phát bệnh có thể kéo dài trong vài ngày hay vài tuần.

Điều trị bệnh

1. Thay đổi chế độ ăn:

Điều trị rối loạn tiêu hóa phải tuân thủ chế độ ăn uống phù hợp.

  • Thức ăn, nước uống không gây ra rối loạn tiêu hóa nếu bảo đảm vệ sinh, tuy nhiên cũng có loại thức ăn đồ uống có thể làm tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.

  • Tránh các thức ăn gây đầy hơi: Hành tây, tỏi, đậu, cần tây, bắp cải, mận, chuối, nho khô, rau húng quế,... Không uống quá nhiều cà phê cũng như uống sữa.

  • Tránh các thức ăn, nước uống chứa quá nhiều Sorbitol (một loại đường dùng trong các loại nước ngọt ăn kiêng), kẹo cao su hoặc quá nhiều đường Fructose (như trong mật ong và một số trái cây).

  • Ăn nhiều rau, uống nhiều nước, nhất là đối với bệnh nhân có khuynh hướng táo bón.

  • Tập thể dục đều đặn có thể giúp cho cơ thể nói chung và hệ tiêu hóa nói riêng hoạt động hiệu quả hơn.

2. Điều trị thuốc

Thuốc điều trị tùy theo từng bệnh nhân. Tuy nhiên trong rối loạn tiêu hóa, thuốc chỉ đóng vai trò phụ trong điều trị, chỉ nên dùng khi thật cần và càng dùng ít càng tốt. Các loại thuốc tiêu biểu như Dicyclomin HCl (Bentyl), Hyoscyamin sulfat (Levsin) có thể thuyên giảm chứng đau bụng kèm theo tiêu chảy. Vì bệnh có khuynh hướng thay đổi theo chu kỳ từ tiêu chảy đến táo bón, nên bệnh nhân thường uống thuốc cầm Loperamide (Imodium) hoặc Diphenoxylate (Iomotil) khi bị tiêu chảy và uống thuốc nhuận tràng khi bị táo bón. Một số bệnh nhân rối loạn tiêu hóa với biểu hiện tiêu chảy có thể cảm thấy dễ chịu hơn khi uống Amitriptylin (Elavil), một loại thuốc chữa trầm cảm.

Các câu hỏi liên quan bệnh Rối loạn tiêu hoá