Tóm tắt bệnh Nhiễm kí sinh trùng Leishmania

Các tên gọi khác của bệnh này:

  • Leishmaniasis

Nhiễm trùng Leishmania lây truyền sang người qua vết cắn của ruồi cát. Có hai loại nhiễm trùng: một loại liên quan đến da và màng nhầy và một loại ảnh hưởng tới nội tạng và toàn bộ cơ thể. Loại nhiễm trùng nội tạng có thể đe dọa đến tính mạng. Các ký sinh trùng được tìm thấy ở khắp các châu lục, ngoại trừ châu Úc và Nam Cực.

Triệu chứng

Lở loét trên da, vết loét khó lành, loét miệng, nghẹt mũi, khó thở, đau khi nuốt, nôn mửa, tiêu chảy, sốt, ho, mệt mỏi, suy nhược, đau bụng và mất cảm giác ngon miệng.

Chẩn đoán

  • Hỏi bệnh sử và khám thực thể.

  • Xét nghiệm máu, sinh thiết và nuôi cấy mô da hoặc các mô liên quan khác để xác định các ký sinh trùng.

  • Các xét nghiệm khác sẽ được thực hiện để xác định mức độ nhiễm trùng và loại trừ các nguyên nhân khác.

  • Một xét nghiệm da đặc biệt gọi là kiểm tra da Montenegro có thể hữu ích để xác định phản ứng miễn dịch với các loại ký sinh trùng.

  • Chụp cắt lớp vi tính (CT Scan), chụp X-quang, Lipase, phân tích nước tiểu (UA).

  • Xét nghiệm công thức máu toàn bộ (CBC), bảng chuyển hóa toàn diện (CMP).

  • Sinh thiết và nuôi cấy mô lá lách, tủy xương, hạch bạch huyết, kiểm tra kháng thể miễn dịch huỳnh quang gián tiếp.

Điều trị

  • Các loại thuốc phổ biến nhất dùng để điều trị là Meglumine Antimoniate và Sodium Stibogluconate. Các thuốc khác bao gồm Amphotericin B, Ketoconazole, Miltefosine, Paromomycin và Pentamidine.

  • Phẫu thuật thẩm mỹ để sửa chữa các tổn thương da.

  • Cắt lách trong trường hợp Leishmania kháng thuốc.

  • Phòng ngừa là biện pháp quan trọng để tránh tái nhiễm.

  • Sử dụng lưới bảo vệ xung quanh giường, các cửa sổ để ngăn ruồi cát, mặc quần áo bảo hộ và thuốc chống côn trùng.

Tổng quan bệnh Nhiễm kí sinh trùng Leishmania

Điều trị bệnh

Các câu hỏi liên quan bệnh Nhiễm kí sinh trùng Leishmania