Tóm tắt bệnh Nhiễm giun lươn

Các tên gọi khác của bệnh này:

  • Strongyloides stercoralis

Nhiễm giun lươn là bệnh ký sinh trùng lây qua da và niêm mạc, phát triển mạnh ở những nơi có thời tiết nóng ẩm, điều kiện vệ sinh kém. Khi nhiễm bệnh, giun lươn tồn tại rất lâu trong cơ thể, gây ảnh hưởng trực tiếp đến các cơ quan trong cơ thể mà chúng di chuyển qua như: da, tiêu hóa, phổi, thực quản, hạch bạch huyết.... gây ra nhiều triệu chứng như nổi mề đay, ngứa da, có khi đau bụng, rối loạn tiêu hóa, ho kéo dài và nhiều biến chứng nguy hiểm có thể đe dọa tính mạng người bệnh.

Triệu chứng

Đau bụng âm ỉ, có lúc thành cơn. Ho, tiêu chảy, nổi mề đay.

Chẩn đoán

  • Hỏi bệnh sử và khám thực thể.

  • Xét nghiệm phân tìm ấu trùng trong phân, xét nghiệm đờm nếu có ho khạc đờm, chẩn đoán huyết thanh Elisa.

Điều trị

Điều trị nguyên nhân gây bệnh, kết hợp điều trị viêm da, giảm ngứa. Loại bỏ giun bằng các thuốc chống giun như: Ivermectin hoặc Albenzazole. Nếu có nguy cơ nhiễm giun lươn lan tỏa bệnh nhân cần phải được điều trị tại tuyến chuyên khoa.

Tổng quan bệnh Nhiễm giun lươn

  • Giun lươn là loại giun tròn nguy hiểm nhất trong các loại ký sinh trùng đường tiêu hóa ở người vì chúng có thể tự nhân lên trong cơ thể (do quá trình tự nhiễm). Giun lươn sống ở ruột non, tồn tại rất lâu trong cơ thể và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí có thể đe dọa tính mạng người bệnh, trong khi đó việc điều trị còn nhiều hạn chế. 

  • Ở nước ta, tỷ lệ nhiễm giun lươn và tái nhiễm khá cao, tập trung nhiều ở các tỉnh phía Nam và một số tỉnh trong khu vực miền Trung - Tây Nguyên.

  • Theo một số nghiên cứu trong nước, tỷ lệ nhiễm giun lươn đang có xu hướng gia tăng. 

Điều trị bệnh

Nguyên tắc: ưu tiên điều trị nguyên nhân gây bệnh, kết hợp điều trị viêm da, giảm ngứa.

  • Điều trị thuốc đặc hiệu.

  • Điều trị triệu chứng, giảm đau, kháng viêm, kháng Histamin. 

  • Tất cả các bệnh nhân có nguy cơ nhiễm giun lươn lan tỏa (Disseminated Strongyloidiasis) đều cần phải được điều trị tại tuyến chuyên khoa.

Các câu hỏi liên quan bệnh Nhiễm giun lươn