Tóm tắt bệnh Nhiễm độc thai nghén

Các tên gọi khác của bệnh này:

  • Nhiễm độc do thai
  • Gestosis

Nhiễm độc thai nghén là một chứng bệnh chỉ phát sinh trong thời kỳ thai nghén. Nhiễm độc thai nghén ở 3 tháng đầu, thai phụ có biểu hiện nghén nặng, ở thời kỳ cuối thai nghén (3 tháng cuối) thai phụ có triệu chứng phù, tăng huyết áp, protein niệu... Nhiễm độc thai nghén nếu không được điều trị có thể dẫn tới tiền sản giật, sản giật. Ở sản phụ có nhiễm độc thai nghén, trẻ sơ sinh thường bị ngạt khi đẻ.

Triệu chứng

Phù chân, tay, mặt, tăng huyết áp, nồng độ protein cao trong nước tiểu, đau đầu, chóng mặt, nhìn đôi, buồn nôn, nôn, đau nặng ở phần trên bên phải của bụng, co giật và hôn mê.

Chẩn đoán

  • Hỏi bệnh sử và khám thực thể.

  • Xét nghiệm máu đo mức đường huyết, mức canxi trong máu, xét nghiệm nước tiểu đo lượng protein.

  • Xét nghiệm Ketones trong máu và nước tiểu.

Điều trị

  • Kiểm soát huyết áp và dùng thuốc tiêm tĩnh mạch để phòng ngừa co giật.

  • Thuốc lợi tiểu.

  • Trong một số trường hợp nghiêm trọng, sinh sớm là cần thiết để đảm bảo sự sống của người mẹ.

Tổng quan bệnh Nhiễm độc thai nghén

Nhiễm độc thai nghén là một chứng bệnh chỉ phát sinh trong thời kỳ thai nghén. Nhiễm độc thai nghén ở 3 tháng đầu, thai phụ có biểu hiện nghén nặng, ở thời kỳ cuối thai nghén (3 tháng cuối) thai phụ có triệu chứng phù, tăng huyết áp, protein niệu... Nhiễm độc thai nghén nếu không được điều trị có thể dẫn tới tiền sản giật, sản giật. Ở sản phụ có nhiễm độc thai nghén, trẻ sơ sinh thường bị ngạt khi đẻ.

Điều trị bệnh

Nhiễm độc thai nghén nếu không được điều trị tốt sẽ dẫn đến tiền sản giật và sản giật.

  • Tiền sản giật: Sản phụ choáng váng, có hiện tượng mắt mờ, có khi buồn nôn, nước tiểu có protein tăng đến 0,5g/l, phù không giảm mà nặng hơn và nước tiểu ít hơn nhưng chưa có cơn giật. Nếu huyết áp trên 160/100mmHg mà điều trị không giảm phải lấy thai ra ngay, nếu không có thể dẫn đến cơn sản giật.

  • Sản giật: Thường xảy ra ở thời kỳ cuối của thai nghén, trong khi chuyển dạ và sau đẻ. Sản phụ lên cơn giật và hôn mê có kèm theo phù, tăng huyết áp, protein niệu. Thường xảy ra ở thai phụ mang thai con so nhiều hơn con rạ và thường xảy ra từ tuần thứ 30 trở đi.

Khi bị sản giật, toàn thân co cứng, mắt đảo, đầu ưỡn ra sau, mắt đảo lên trời rồi ngừng thở, sau đó chuyển rất nhanh sang giật run, co giật ở mặt, giật mạnh ở tay chân. Có thể cắn phải lưỡi và sùi bọt mép, mặt xanh tái rồi chuyển thành xám xịt, sau đó co giật giảm dần, sản phụ bị hôn mê rồi thở rống lên. Mạch nhanh, cơn co tăng lên khi giật. Hiện tượng này nếu không được xử lý thì dẫn đến suy tim, phù phổi, chảy máu não, thậm chí tử vong.

Đối với sản giật trước đẻ, những cơn giật có thể dẫn đến đẻ non, thai nhi thường chết. Nếu được điều trị tốt, sản phụ có thể chuyển dạ đẻ thường và thai nhi sống.

Đối với sản giật trong khi chuyển dạ, cơn giật sẽ làm cơn co tử cung mạnh. Vì vậy nếu cổ tử cung của sản phụ mở chậm phải xử trí bằng mổ lấy thai ngay.

Sản giật sau đẻ thường nhẹ hơn, cơn giật thường xảy ra vài giờ sau đẻ. Vì vậy, đối với sản phụ sinh tại trạm y tế có cơn giật cần phải theo dõi từng cơn giật, đo huyết áp, thử nước tiểu thường xuyên và cần phải cấp cứu nhanh chóng, đồng thời chuyển ngay bệnh nhân đến bệnh viện có chuyên khoa Sản để điều trị.

Các câu hỏi liên quan bệnh Nhiễm độc thai nghén