Tóm tắt bệnh Lao hệ tiết niệu-sinh dục

Các tên gọi khác của bệnh này:

  • Lao tiết niệu - sinh dục
  • Lao tiết niệu sinh dục

Lao tiết niệu sinh dục là thể lao ngoài phổi thường gặp. Bệnh hình thành do sự lan truyền theo đường máu và đường bạch huyết của vi khuẩn lao từ tổn thương lao sơ nhiễm, thường là ở phổi. Bệnh xuất hiện muộn sau lao sơ nhiễm từ 5-15 năm, hiếm gặp ở trẻ em và thường chỉ xuất hiện ở một bên thận. Bệnh gặp ở 2 giới với tỷ lệ gần ngang nhau: nữ 55%, nam 45%. Lứa tuổi gặp nhiều từ trên 20-50 tuổi (70%); từ 5-20 tuổi là 15%; từ trên 50-80 tuổi là 15%.

Triệu chứng

Do tính chất đa dạng và sự lan tràn ở nhiều vị trí của tổn thương nên không có triệu chứng và hội chứng lâm sàng đặc hiệu riêng cho lao tiết niệu - sinh dục. Các triệu chứng và hội chứng lâm sàng có giá trị định hướng để làm các thăm dò cần thiết giúp chẩn đoán xác định lao tiết niệu - sinh dục. Triệu chứng có thể bao gồm: Sốt; Rối loạn bài tiết nước tiểu; Đái ra máu; Đái ra mủ; Đau vùng thắt lưng; Sưng tấy tinh hoàn và mào tinh hoàn; Bìu sưng to, đau; Khí hư ra nhiều, rối loạn kinh nguyệt; Đau vùng bụng dưới.

Chẩn đoán

  • Hỏi bệnh sử và khám thực thể.

  • Việc chẩn đoán sớm lao tiết niệu - sinh dục thường khó, dễ nhầm với các bệnh khác của hệ tiết niệu - sinh dục không do lao.

  • Xét nghiệm nước tiểu tìm AFB;Chụp X quang hệ tiết niệu - sinh dục, soi bàng quang.

  • Những xét nghiệm tìm tổn thương lao sinh dục: Chụp tinh hoàn; Chọc dò và sinh thiết mào tinh hoàn, tinh hoàn tìm tổn thương lao đặc hiệu; Chọc hút dịch màng tinh hoàn xét nghiệm tế bào, tìm vi khuẩn lao; Chụp cản quang vòi trứng, tử cung; Sinh thiết niêm mạc tử cung, cổ tử cung để tìm tổn thương lao đặc hiệu.

Điều trị

Điều trị nội khoa là chủ yếu trong mọi trường hợp lao tiết niệu sinh dục và có khả năng chữa khỏi hoàn toàn các tổn thương. Nguyên tắc điều trị lao tiết niệu sinh dục cũng giống nguyên tắc điều trị bệnh lao nói chung. Cần chú ý khi sử dụng một số thuốc như Streptomycin, Kanamycin, Cyclocerin, Viomyxin vì đã có tổn thương ở hệ thống tiết niệu sẽ độc đối thận.

Tổng quan bệnh Lao hệ tiết niệu-sinh dục

Lao tiết niệu sinh dục là thể lao ngoài phổi thường gặp. Bệnh hình thành do sự lan truyền theo đường máu và đường bạch huyết của vi khuẩn lao từ tổn thương lao sơ nhiễm, thường là ở phổi. Bệnh xuất hiện muộn sau lao sơ nhiễm từ 5-15 năm, hiếm gặp ở trẻ em và thường chỉ xuất hiện ở một bên thận.

Tổn thương bắt đầu ở phần vỏ thận, khi lan rộng tổn thương sẽ phá huỷ tổ chức thận và tạo thành hang. Nếu viêm làm tắc lưu thông giữa thận và niệu quản, áp suất ngược dòng sẽ gây phá huỷ thận. Nhiễm khuẩn lan xuống niệu quản (có thể bị tắc) và có thể tới bàng quang (hình thành ổ loét) rồi sau đó đến tuyến tiền liệt, ống dẫn tinh, mào tinh hoàn ở nam giới; tổn thương buồng trứng và tử cung ở phụ nữ.

Việc chẩn đoán sớm lao tiết niệu - sinh dục thường khó, dễ nhầm với các bệnh khác của hệ tiết niệu - sinh dục không do lao.

Bệnh gặp ở 2 giới với tỷ lệ gần ngang nhau: nữ 55%, nam 45%. Lứa tuổi gặp nhiều từ trên 20-50 tuổi (70%); từ 5-20 tuổi là 15%; từ trên 50-80 tuổi là 15%.

Bệnh cũng thường dẫn đến vô sinh vì di chứng nếu không được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời đúng nguyên tắc. Trước khi có thuốc chống lao, đây là một bệnh ngoại khoa, giải quyết bằng phẫu thuật là chủ yếu, tỷ lệ tử vong rất cao.

Điều trị bệnh

Điều trị nội khoa

Điều trị nguyên nhân: Điều trị nội khoa là chủ yếu trong mọi trường hợp lao tiết niệu sinh dục và có khả năng chữa khỏi hoàn toàn các tổn thương.

Nguyên tắc điều trị lao tiết niệu sinh dục cũng giống nguyên tắc điều trị bệnh lao nói chung. Cần chú ý khi sử dụng một số thuốc như Streptomycin, Kanamycin, Cyclocerin, Viomyxin vì đã có tổn thương ở hệ thống tiết niệu sẽ độc đối thận.

Điều trị triệu chứng: Các rối loạn tiểu tiện có thể cho thêm kháng sinh thường nếu có bội nhiễm thêm đường tiết niệu. Dùng các thuốc giảm đau, giảm phù nề trong trường hợp lao sinh dục.

Điều trị ngoại khoa

Chỉ định trong một số trường hợp như: thận mất chức năng, bị huỷ hoại và ứ mủ, AFB trong nước tiểu dương tính kéo dài, loại trừ tổ chức bị phá huỷ có vi khuẩn lao, phục hồi lại lưu thông đường dẫn nước tiểu khi bị tổn thương xơ gây tắc: tổn thương xơ gây tắc có thể xuất hiện trong mọi giai đoạn tiến triển của bệnh, ngay cả trong giai đoạn bệnh ổn định. Có hai loại phẫu thuật:

  • Phẫu thuật cắt để loại trừ một bộ phận bị phá hủy. Cắt bỏ thận, cắt bỏ thận niệu quản, cắt bỏ mào tinh hoàn hoặc phẫu thuật bảo tồn. Khi tổn thương khu trú thì cắt bỏ một phần thận.

  • Phẫu thuật tạo hình: nhằm mục đích chữa sớm các tổn thương gây tắc đường dẫn nước tiểu.

Trong mọi trường hợp điều quan trọng là phải phát hiện và điều trị sớm, đúng nguyên tắc lao tiết niệu, sinh dục để hạn chế những phẫu thuật cắt bỏ đáng tiếc xảy ra mà hiện nay còn khá phổ biến.

Các câu hỏi liên quan bệnh Lao hệ tiết niệu-sinh dục