Tóm tắt bệnh Ho

Ho là một phản ứng của cơ thể, nhằm tống các chất bài tiết hoặc dị vật ra ngoài. Ho nhiều làm cho người bệnh mất ngủ, mất sự yên tĩnh của người sống cùng. Ho kéo dài làm người bệnh lo lắng nên thường đến bác sĩ để khám bệnh. Động tác ho có thể do phản xạ hoặc theo ý muốn. Khi ho, các cơ hô hấp phải huy động tối đa, làm cho áp lực trong lồng ngực và đường hô hấp ở mức tăng cao nhất. Độ tăng áp lực giữa khí đạo và không khí ngoài trời với việc đóng mở thanh môn khiến tốc độ không khí được tống ra ngoài nhanh gần bằng tốc độ của âm thanh, đủ lực để đưa các dị vật ra ngoài.

Triệu chứng

Ho có thể có đờm, ho khan, ho từng cơn hoặc ho húng hắng, ho ông ổng.

Chẩn đoán

  • Hỏi bệnh sử và khám thực thể.

  • Xét nghiệm hình ảnh: chụp X-quang phổi để loại trừ nguyên nhân viêm phổi.

  • Các xét nghiệm khác để loại trừ cúm có thể được thực hiện.

  • Các xét nghiệm bổ sung có thể được yêu cầu.

Điều trị

  • Điều trị tùy thuộc vào kết quả chẩn đoán nguyên nhân.

  • Các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên thường không cần phải điều trị, trừ trường hợp viêm xoang cần điều trị bằng kháng sinh.

  • Có thể cho dùng các thuốc làm giảm nhẹ triệu chứng như Paracetamol hoặc Aspirin và khuyên bệnh nhân nghỉ ngơi, uống nhiều nước.

  • Các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp dưới (khí quản, phế quản, phổi...) cần được điều trị bằng kháng sinh.

Tổng quan bệnh Ho

Định nghĩa

Ho là một phản ứng của cơ thể, nhằm tống các chất bài tiết hoặc dị vật ra ngoài. Ho nhiều làm cho người bệnh mất ngủ, mất sự yên tĩnh của người sống cùng. Ho kéo dài làm người bệnh lo lắng nên thường đến bác sĩ để khám bệnh.

Động tác ho có thể do phản xạ hoặc theo ý muốn. Khi ho, các cơ hô hấp phải huy động tối đa, làm cho áp lực trong lồng ngực và đường hô hấp ở mức tăng cao nhất.

Độ tăng áp lực giữa khí đạo và không khí ngoài trời với việc đóng mở thanh môn khiến tốc độ không khí được tống ra ngoài nhanh gần bằng tốc độ của âm thanh, đủ lực để đưa các dị vật ra ngoài. Ho có thể có đờm, ho khan, ho từng cơn hoặc ho húng hắng, ho ông ổng.

Điều trị bệnh

Điều trị tùy thuộc vào kết quả chẩn đoán nguyên nhân:

Các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên thường không cần phải điều trị, trừ trường hợp viêm xoang cần điều trị bằng kháng sinh. Có thể cho dùng các thuốc làm giảm nhẹ triệu chứng như Paracetamol hoặc Aspirin và khuyên bệnh nhân nghỉ ngơi, uống nhiều nước. Giải thích về tính chất không nghiêm trọng của bệnh để trấn an bệnh nhân.

Các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp dưới (khí quản, phế quản, phổi...) cần được điều trị bằng kháng sinh. Có thể khởi đầu với các thuốc như Amoxycillin hay Erythromycin và các thuốc Co-Amoxiclav hay Ciprofloxacin là điều trị hàng thứ hai cho nhiễm trùng mắc phải tại cộng đồng. Trong những trường hợp ho do bệnh ở vùng ngực giai đoạn cuối có thể dùng các thuốc dạng xi-rô có chứa Pholcodin (như Pholcones, Pholcones Guaiphénésin...) hoặc Morphin.

Nên cân nhắc việc chuyển bệnh nhân đến bác sĩ chuyên môn hoặc đề nghị điều trị tại bệnh viện nếu chẩn đoán nghi ngờ các trường hợp sau:

  • Nhiễm trùng đường hô hấp dưới.

  • Nghẽn mạch phổi.

  • Tràn khí màng phổi.

  • Ung thư biểu mô ở phế quản.

  • Bệnh lao.

  • Suy tim xung huyết.

  • Hen phế quản.

Cùng là bệnh ho nhưng với hai triệu chứng (ho khan và ho đờm) có hai cách điều trị khác nhau. Người bệnh thường tự ý mua thuốc điều trị cho mình, thường là các loại kháng sinh mà không cần chỉ định của bác sĩ nên đôi khi không chữa khỏi mà tiền mất, bệnh nặng thêm.

Bệnh nhân ho nên uống nhiều nước mỗi ngày, tránh ở môi trường khô và lạnh (nhất là điều hòa), tránh các yếu tố gây kích thích như khói thuốc, khói than, bụi, mùi khí lạ, ăn uống đồ quá nóng gây kích thích vòm họng, giữ ấm cổ, ngực. Nên dùng xông hơi nóng có tinh dầu bạc hà, khuynh diệp, hít ngửi hơi nóng sẽ giúp làm loãng chất nhầy, chất đờm đặc giúp khạc ra đờm dễ dàng hơn. Nên nghỉ ngơi nhiều, ăn hoa quả, uống nước cam, chanh, ăn tỏi, hành, hẹ để hỗ trợ thêm.

Thuốc chữa ho có nhiều loại như xi-rô, viên uống, viên ngậm với nhiều thành phần khác nhau như: chất kháng khuẩn, giảm đau, kháng viêm hoặc thuốc tê, bạc hà... như xi-rô bổ phế, Acodine, Atussin, Nortussin, Codepect, Decolsin... đều có thể dùng cho cả ho khan và ho có đờm. Riêng dùng cho trẻ em phải thận trọng.

Thuốc đặc trị chữa ho khan có: Codein, Eucalyptine, Dextromethorphan, Pholcodine, Calyptin, Chericof, Neo-Codion...

Thuốc ho có đờm: Mucomyst, Mucusan, Rinathiol Promethafine, Terpicod, Terpin hydrat... Thông thường mỗi đợt điều trị chỉ nên dùng từ 3 đến 5 ngày để tránh "nhờn thuốc". Nếu ho kéo dài hơn 1 tháng, điều trị bằng thuốc không giảm, có kèm theo sốt, ho ra máu, thở nông hoặc đau ngực khi ho hay đối với các bệnh nhân có tiền sử hen, lao phổi, huyết áp tăng, đau dạ dày, sụt cân nhiều nên đến bác sĩ tìm nguyên nhân để điều trị tận gốc như: hen, viêm phế quản mạn, suy tim xung huyết, viêm phổi, lao phổi, viêm họng, viêm amidan, ung thư phổi...

Một số chú ý khi điều trị chứng ho: Để điều trị chứng ho, bên cạnh việc điều trị nguyên nhân chính gây ho, đôi khi bác sĩ cũng dùng đến thuốc ho hoặc thuốc long đờm.

Thuốc ho có tác dụng làm giảm ho, thường được dùng trong trường hợp ho khan, kích thích gây khó chịu. Trong trường hợp ho có đờm, bác sĩ cần dùng các loại thuốc long đờm và tiêu đờm.

Tuy thuốc ho là loại dược phẩm được bày bán không cần đơn nhưng việc sử dụng cần phải thận trọng và tuân thủ một số nguyên tắc:

  • Thuốc ho không thể thay thế thuốc điều trị bệnh chính gây ho, trái lại có thể che mất triệu chứng của bệnh. Vì vậy, chỉ dùng khi thật sự cần như ho nhiều làm khó chịu hay có nguy cơ gây biến chứng.

  • Hết sức thận trọng khi dùng thuốc ho cho trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, cho con bú, người già, lái xe hay vận hành máy móc. Với trẻ nhỏ, nên dùng muỗng lường có kèm theo chai thuốc để tránh việc dùng quá liều. Không nên cho trẻ uống cùng lúc thuốc ho và thuốc cảm vì dễ gây ngộ độc thuốc.

  • Thuốc ho chỉ dùng cho trường hợp ho khan, không dùng cho người ho có đờm và có triệu chứng suy hô hấp. Nên dùng liều thấp nhất có tác dụng và trong thời gian càng ngắn càng tốt để hạn chế tác dụng phụ của thuốc.

  • Không dùng cùng lúc 2 loại thuốc ho.

  • Không dùng thuốc ho kết hợp với thuốc long đờm vì đờm sẽ tiết nhiều hơn nhưng không ho khạc ra được.

  • Không dùng thuốc ho quá 5 ngày, nếu còn tiếp tục ho không nên tự ý tăng liều, dùng thêm một loại thuốc ho khác hoặc đổi thuốc ho mà cần phải đi khám bệnh lại.

  • Thuốc long đờm và tiêu đờm không nên dùng vào buổi tối vì khi ngủ, hoạt động của nhung mao ở niêm mạc phế quản sẽ giảm đi dễ gây ứ đọng đờm trong phổi. Tóm lại, ho là một triệu chứng thường gặp và là một phản xạ bảo vệ cơ thể. Để điều trị ho, trước hết cần điều trị bệnh chính gây ho. Chỉ dùng thuốc ho khi cần thiết và được nhân viên y tế hướng dẫn kỹ càng, nhất là đối với trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, cho con bú, người già và người có nhiều bệnh kết hợp.

Một số bài thuốc – món ăn trị ho nhiều

Nước đu đủ: hoa đu đủ đực 15g, lá chanh 10g, đường phèn 30g. Hoa đu đủ đực, lá chanh rửa sạch thái nhỏ, cho vào bát cùng đường phèn đem hấp cách thủy. Khi hoa đu đủ, lá chanh chín, dùng vải mỏng vắt lấy nước, bỏ bã. Uống mỗi lần 4 thìa cà phê, cách 2 giờ uống một lần, cần uống liền 4 - 5 ngày.

Nước mía, húng chanh hấp: mía xanh 30g, lá húng chanh 30g. Mía xanh đem nướng cho vàng vỏ, ép lấy nước, cho vào bát cùng lá húng chanh đã rửa sạch thái nhỏ đem hấp cách thủy, lá húng chanh chín vắt lấy nước, bỏ bã. Uống ngày 4 - 5 lần, uống liền 3 ngày.

Cháo tía tô: lá tía tô tươi 20g, gừng tươi 2g, đường phèn 20g, gạo 50g. Lá tía tô rửa sạch, thái nhỏ, gừng rửa sạch, giã nhỏ. Gạo vo sạch nấu cháo, cháo chín cho tía tô, gừng, đường phèn vào quấy đều, sôi lại là được, chia ăn 2 lần trong ngày lúc đói, ăn liền 3 - 5 ngày.

Cháo tỏi: tỏi 1 củ, lá chanh 10g, gạo 50g, thịt lợn nạc 100g, bột gia vị vừa đủ. Thịt lợn rửa sạch băm nhỏ ướp gia vị xào chín. Lá chanh, tỏi rửa sạch giã nhỏ, cho nước vào lọc lấy nước, cho vào nồi cùng gạo vo sạch nấu cháo. Khi cháo chín cho thịt vào đảo đều, cháo sôi lại là được. Ăn ngày 1 lần vào buổi sáng lúc đói, ăn liền 4 - 5 ngày.

Các câu hỏi liên quan bệnh Ho