Tóm tắt bệnh Giãn tĩnh mạch thực quản

Các tên gọi khác của bệnh này:

  • Oesophageal Varices

Thực quản là ống nối miệng với dạ dày. Nguyên nhân thường gặp nhất của giãn tĩnh mạch thực quản là xơ gan do lạm dụng rượu. Chảy máu trong giãn tĩnh mạch thực quản có thể đe dọa đến tính mạng.

Triệu chứng

Nôn ra máu, đau ngực, khó thở, ngất xỉu, phân có màu đen, thiếu máu, mệt mỏi.

Chẩn đoán

  • Hỏi bệnh sử và khám thực thể.

  • Xét nghiệm máu để đo số lượng tế bào máu đỏ và khả năng đông máu.

  • Xét nghiệm máu toàn bộ (CBC)

  • Bảng chuyển hóa toàn diện (CMP)

  • Kiểm tra bổ sung có thể được yêu cầu: nội soi đường tiêu hóa trên (EGD)

  • Xét nghiệm thời gian Thromboplastin từng phần hoạt hóa (APTT hoặc PTT)

  • Xét nghiệm đo thời gian Prothrombin.

Điều trị

Đối với trường hợp bệnh nhẹ, không chảy máu thì chỉ cần theo dõi, không phải điều trị. Một số loại thuốc (như Beta-blockers và Nitrat) có thể giúp giảm nguy cơ chảy máu. Đối với những trường hợp tĩnh mạch thực quản mở rộng, chảy máu hoặc có nguy cơ chảy máu, cần tập trung vào việc làm giảm áp lực tĩnh mạch cửa và dùng các biện pháp tác động trực tiếp lên tĩnh mạch như tiêm xơ, thắt tĩnh mạch thực quản bằng vòng cao su. Một số biện pháp cơ học như tạo các đường nối thông từ tĩnh mạch cửa sang tĩnh mạch chủ bằng TIPS (Transjugular Intrahepatic Portosystemic Shunt) hay phẫu thuật đều giúp làm giảm áp lực tĩnh mạch cửa. Trong trường hợp giãn tĩnh mạch thực quản do xơ gan, ghép gan là cách điều trị duy nhất có hiệu quả.

Tổng quan bệnh Giãn tĩnh mạch thực quản

Giãn tĩnh mạch thực quản là một trong những biểu hiện của hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa, nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể tử vong.

Nguyên nhân gây giãn tĩnh mạch thực quản chính là nguyên nhân làm tăng áp tĩnh mạch cửa, bao gồm:

  • Tắc trước xoang: Do chèn ép từ các nhánh lớn tĩnh mạch cửa trở ra hoặc chèn ép từ các nhánh nhỏ tĩnh mạch cửa (tiểu thùy) trở lên.
  • Tắc lại xoang.
  • Tắc sau xoang: Tắc trong gan do chèn ép tĩnh mạch trên gan nhỏ (tiểu thùy), phổ biến là do xơ gan. Tắc ngoài gan do chèn ép tĩnh mạch trên gan trở lên.
  • Tăng áp tĩnh mạch cửa không do tắc mà do luồng máu đến nhiều hoặc tăng áp tĩnh mạch cửa không rõ nguyên nhân (bệnh banti).

Điều trị bệnh

Khi bệnh nhân nôn ra máu nghĩa là tĩnh mạch thực quản bị vỡ, phải nhanh chóng đưa đến bệnh viện.

Điều trị nội khoa:

  • Giảm áp hệ tĩnh mạch cửa bằng chế độ ăn nhạt, ăn nhiều đạm, dùng thuốc lợi tiểu hoặc Corticosteroid.
  • Chống suy tế bào gan, thiếu máu và những rối loạn đông máu.
  • Làm xơ hóa tĩnh mạch bằng cách tiêm Polydocanol 1% hoặc Ethanol 980. Phương pháp này đơn giản, nhanh, ít tai biến nhưng hay tái phát.
  • Có thể dùng thuốc nhóm Betabloquant (ví dụ Propanolon) 80-160mg/ 24 giờ nhưng cần theo dõi kỹ những tai biến do thuốc.
  • Đặt ống thông (Sonde) Sengstaken-Blakemore cải tiến của Leger hoặc Sonde Linton, chèn ép thực quản để cầm máu tại chỗ tĩnh mạch vỡ.

Điều trị ngoại khoa:

  • Phẫu thuật tạm thời: Khâu tĩnh mạch thực quản, thắt động mạch lách-gan (nếu chảy máu nặng, sau khi hồi sức tốt mới phẫu thuật loại này).
  • Cắt lách khi lách to, xơ, có cường lách.
  • Nối tĩnh mạch cửa - chủ (nếu tăng áp lực tĩnh mạch cửa do xơ gan hoặc vỡ tĩnh mạch thực quản, chảy máu nặng nhưng chức năng gan còn tốt).
  • Nối tĩnh mạch lách - thận.
  • Khi tĩnh mạch thực quản đã bị vỡ, bệnh nhân nôn ra máu, phải nhanh chóng đưa đến bệnh viện. Lúc này, bác sĩ sẽ đặt ống thông Sengstaken Blakemore hình quả bóng vào, bơm căng lên và ép tĩnh mạch lại, ngăn không cho máu chảy.

Các câu hỏi liên quan bệnh Giãn tĩnh mạch thực quản