Tóm tắt bệnh Gãy chân

Các tên gọi khác của bệnh này:

  • Foot fracture

Gãy chân khi một hoặc hoặc nhiều trong số các xương của chân: xương đùi, xương chày, xương mác bị gãy. Gãy xương hở là khi phần da bên ngoài bị thủng, có thể do đầu xương gãy đâm ra da hoặc lực gây chấn thương làm rách da, nguy cơ nhiễm khuẩn của loại gãy hở này cao hơn bình thường. Gãy xương chân có thể gấy chảy máu vào các mô xung quanh dẫn đến bầm tím và, trong trường hợp nặng, có thể dẫn đến một tình trạng đe dọa chi gọi là hội chứng chèn khoang. Gãy xương cũng có thể làm tổn thương dây thần kinh liền kề, gân hoặc các mạch máu.

Triệu chứng

Các triệu chứng bao gồm đau chân, sưng, bầm tím do tụ máu, biến dạng chi, không vận động được.

Chẩn đoán

  • Hỏi bệnh sử và khám thực thể, chụp x-quang chân.

  • Nếu bệnh nhân bị nghi ngờ là gãy xương nhưng không nhìn thấy vết gãy trên hình ảnh thu được từ X-quang, chụp cắt lớp vi tính (CT Scan) có thể được khuyến khích.

Điều trị

Điều trị phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vết gãy. Gãy xương đơn giản thường được điều trị bằng nẹp hoặc bó bột. Gãy xương phức tạp thường đòi hỏi phải phẫu thuật để chỉnh lại các mảnh xương. Bác sĩ có thể nắn xương về vị trí cũ mà không cần phẫu thuật. Chấn thương liên quan đến khớp, thần kinh, gân hoặc các mạch máu có thể cần phải điều trị bổ sung. Thuốc giảm đau không Steroid bao gồm cả thuốc chống viêm/NSAIDs (Ibuprofen/Motrin hoặc Advil, Naproxen/Naprosyn), Acetaminophen (Tylenol) hoặc thuốc liều cao hơn có thể được chỉ định.

Tổng quan bệnh Gãy chân

Điều trị bệnh

Các câu hỏi liên quan bệnh Gãy chân