Tóm tắt bệnh Chậm phát triển ở trẻ

Chậm phát triển ở trẻ là trường hợp trẻ không đạt được những tiêu chuẩn chung về trọng lượng, chiều cao và những yếu tố khác. Hầu hết trẻ sơ sinh tăng gấp đôi trọng lượng của mình khi 4 tháng tuổi và tăng gấp 3 khi 1 năm tuổi. Có nhiều nguyên nhân gây chậm phát triển ở trẻ chẳng hạn như: tâm lý, biến chứng trước khi sinh, hệ thần kinh hoạt động không bình thường, bệnh về cơ, rối loạn tiêu hoá, mất cân bằng nội tiết tố, rối loạn trao đổi chất. Điều trị dựa trên việc tìm ra nguyên nhân và khắc phục nó, đồng thời cải thiện chế độ dinh dưỡng cho trẻ.

Triệu chứng

  • Dấu hiệu trẻ sơ sinh chậm phát triển thông qua các dấu hiệu như: chậm bò, chậm ngồi, chậm nói, chậm đi...

  • Thiếu sự quan sát, chậm chạp và sức đề kháng kém cũng là những biểu hiện của chậm phát triển ở trẻ.

Chẩn đoán

  • Hỏi bệnh sử và khám thực thể.

  • Các bác sĩ xem kiểm tra chiều cao, cân nặng, theo dõi biểu đồ tăng trưởng của trẻ

  • Kiểm tra tiền sử khi mang thai của mẹ, tìm hiểu điều kiện chăm sóc trẻ của gia đình.

  • Kết hợp xét nghiệm máu, xét nghiệm bảng chuyển hoá toàn diện, xét nghiệm chức năng tuyến giáp, phân tích nước tiểu, chụp X-quang...

Điều trị

Điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân gây chậm phát triển ở trẻ. Cải thiện chế độ dinh dưỡng cho trẻ, nếu nguyên nhân từ các yếu tố tâm lý xã hội thì cần thay đổi cách giáp dục của cha mẹ và cải thiện môi trường gia đình. Nằm viện có thể cần thiết để điều trị về vấn đề dinh dưỡng cho trẻ.

Tổng quan bệnh Chậm phát triển ở trẻ

Điều trị bệnh

Các câu hỏi liên quan bệnh Chậm phát triển ở trẻ