Tóm tắt bệnh Bạch hầu

Các tên gọi khác của bệnh này:

  • Diphtheria

Là bệnh nhiễm trùng cấp tính lây theo đường hô hấp, do vi khuẩn Corynebacterium Diphtheriae gây ra. Bệnh gây tổn thương chủ yếu ở vùng hầu, họng, thanh quản, mũi, đôi khi ở da và các vùng niêm mạc khác, có thể gây tắc nghẽn đường thở và rối loạn nhịp tim. Đặc điểm dễ nhận ra là có giả mạc xuất hiện ở chỗ nhiễm trùng. Bệnh rất dễ lây lan thông qua đường hô hấp. Có thể ngừa bệnh bằng vắc xin DPT hoặc DP.

Triệu chứng

Sốt, đau họng, khó nuốt, thở rít, nổi hạch bạch huyết, chảy nước mũi, máu mũi, chảy nước dãi, khàn tiếng, viêm loét da. Có thể không có triệu chứng.

Chẩn đoán

Lấy chất dịch nhầy ở thành họng hoặc giả mạc tại chỗ viêm, làm tiêu bản nhuộm Gram soi kính hiển vi: trực khuẩn bắt màu Gram (+), hai đầu to; hoặc nhuộm Albert: trực khuẩn bắt màu xanh.

Điều trị

  • Trung hòa độc tố.

  • Dùng thuốc kháng sinh diệt vi khuẩn.

  • Truyền tĩnh mạch, thở Oxy, trợ tim, nếu đường thở tắc nghẽn cần mở đường thở nhân tạo.

Tổng quan bệnh Bạch hầu

Bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm trùng cấp tính lây theo đường hô hấp, do vi khuẩn (Corynebacterium Diphtheriae) gây ra. Bệnh gây tổn thương chủ yếu ở vùng hầu, họng, thanh quản, mũi, đôi khi ở da và các vùng niêm mạc khác. Đặc điểm dễ nhận ra là có giả mạc xuất hiện ở chỗ nhiễm trùng.

Bệnh bạch hầu lây truyền qua đường hô hấp do tiếp xúc với người bệnh hoặc người lành mang vi khuẩn bạch hầu. Bệnh còn có thể lây do tiếp xúc với những đồ vật có dính chất bài tiết của người bị nhiễm vi khuẩn bạch hầu.

Bệnh bạch hầu không tồn tại miễn dịch chống lại vi khuẩn, chỉ duy nhất miễn dịch chống lại độc tố, bởi vậy hầu như chỉ người mang vi khuẩn và người bị bệnh bạch hầu mới có miễn dịch. Nếu người mẹ đã có miễn dịch thì trẻ sinh ra có được miễn dịch do mẹ truyền qua nhau thai nhưng chỉ kéo dài được từ 3- 6 tháng sau sinh. Tuy nhiên, bệnh có thể xuất hiện ở trẻ sơ sinh nếu mẹ đã được tiêm phòng nhưng khả năng miễn dịch không còn.

Cơ chế miễn dịch sau khi khỏi bệnh là không tuyệt đối vì vậy tỷ lệ  tái phát khoảng 2- 5%. Miễn dịch sau khi tiêm giải độc tố cũng giảm dần, do vậy người lớn nếu không tiêm chủng nhắc lại vẫn có thể mắc bệnh.

Đặc điểm dịch tễ học

  • Bệnh bạch hầu lưu hành rộng rãi ở mọi nơi trên thế giới, gây nên các trận dịch nghiêm trọng, nhất là ở trẻ em trong thời kỳ chưa có vắc-xin dự phòng. Năm 1923, vắc-xin giải độc tố bạch hầu ra đời và từ đó đến nay tính nghiêm trọng của bệnh dịch đã thay đổi trên toàn thế giới.

  • Bệnh bạch hầu thường xuất hiện trong những tháng lạnh ở vùng ôn đới, có tính tản phát và có thể phát triển thành dịch, nhất là ở trẻ dưới 15 tuổi chưa được tiêm phòng đầy đủ. Ví dụ năm 1994 ở Nga đã có hơn 39.000 người mắc bạch hầu với 1.100 người chết và ở Ucraina có hơn 3.000 người mắc bệnh. Nguyên nhân là do những biến động xã hội ở một số nước như Nga, Ucraina ... đã làm gián đoạn việc tiêm chủng vắc-xin bạch hầu cho trẻ em trong những năm 80 của thế kỷ trước. Do đó, bệnh bạch hầu đã phát triển và bùng nổ thành dịch lớn ở những nước này trong những năm 90 của thế kỷ 20.

  • Ở khu vực Tây Thái Bình Dương, hiện nay số người mắc bệnh bạch hầu hàng năm đã giảm rõ rệt nhờ hiệu quả của việc tiêm phòng vắc-xin bạch hầu cho trẻ em được thực hiện có kết quả ở các nước trong khu vực. Những năm  đầu thập kỷ 80 của thế kỷ trước, hàng năm có trên 13.000 trường hợp bạch hầu, đến năm 1990 giảm xuống còn 1.130 trường hợp và năm 1994 còn 614 trường hợp.

  • Ở Việt Nam, thời kỳ chưa thực hiện tiêm vắc-xin bạch hầu trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng thì bệnh bạch hầu thường xảy ra và gây dịch ở hầu hết các tỉnh, đặc biệt là ở các thành phố có mật độ dân cư cao. Bệnh xuất hiện nhiều vào các tháng 8, 9, 10 trong năm. Do thực hiện tốt việc tiêm vắc-xin bạch hầu nên tỷ lệ mắc bệnh bạch hầu ở Việt Nam đã giảm dần từ 3,95/100.000 dân năm 1985 xuống 0,14/100.000 dân năm 2000.

Điều trị bệnh

Nguyên tắc điều trị:

  • Trung hoà độc tố càng sớm càng tốt.

  • Kháng sinh diệt vi khuẩn.

  • Chống bội nhiễm và tái phát.

  • Điều trị tại giường, nghỉ ngơi tuyệt đối theo dõi, ngăn ngừa và điều trị các hội chứng.

  • Có chế độ dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý.

  • Trung hoà độc tố bạch hầu. Dùng theo chỉ định của bác sĩ điều trị.

  • Kháng độc tố bạch hầu (Serum Anti Diphtheriae- SAD). Đây là biện pháp tốt nhất, cần phải dùng sớm, ngay từ khi nghi ngờ bệnh bạch hầu. SAD chỉ có tác dụng với các độc tố còn lưu hành trong máu.

  • Kháng sinh. Dùng kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ điều trị dựa trên biểu hiện lâm sàng và kết quả xét nghiệm của bệnh nhân. Các kháng sinh được dùng trong điều trị để diệt Corynebacterium Diphtheriae là: Penicilin, Ampicilin, Erythromycin, Rifampycin, Clindamycin, Cephalosporin… Nhưng Penicilin thường được dùng nhiều nhất.

Điều trị triệu chứng, phòng và xử lý các biến chứng

  • Nghỉ ngơi tại giường: Cần nghỉ ngơi tuyệt đối, tối thiểu là 2-3 tuần, khi có biến chứng, nhất là viêm cơ tim thì phải nghỉ ngơi khoảng 2 tháng.

  • Trợ tim mạch, hô hấp, an thần.

  • Dinh dưỡng đủ, ăn chế độ ăn lỏng, dễ tiêu.

Tiêu chuẩn ra viện

  • Hết sốt, hết màng giả, lên cân, lại sức.

  • Hết biến chứng.

  • Lấy nhầy họng cấy khuẩn âm tính, 2 lần cách nhau ít nhất 7 ngày.

Các câu hỏi liên quan bệnh Bạch hầu

  • Đứt dây chằng gối đã tái tạo nhưng bị nhiễm trùng và đã được mổ cắt lộc

    Chào bác sĩ, Em bị đứt dây chằng gối đã tái tạo nhưng bị nhiễm trùng và đã được mổ cắt lộc khi nhiễm trùng. Tuy nhiên, tình trạng này vẫn chưa bớt, gối vẫn cón sưng nhưng bác sĩ bảo về tâp vật lý trị liệu thì dịch trong gối sẽ dần hết. Cho em hỏi khi tập như thế cần thuốc bổ trợ gì không ạ? nếu có thì thuốc gì được ạ?

  • Mẹ cháu bị sỏi thận và đã được sử dụng phương pháp tán sỏi qua da

    Dạ thưa bác sĩ, mẹ cháu bị sỏi thận và đã được sử dụng phương pháp tán sỏi qua da, sau đó bị nhiễm trùng và có mủ bác sĩ tiến hành cho mổ, nhưng giờ bác sĩ kêu phải mổ thêm 1 lần nữa để lấy sỏi ra, vậy mẹ em có ảnh hưởng gì không bác sĩ? em rất lo lắng mẹ em mói mổ xông giờ phải mổ nữa có vấn đề gì không? cảm ơn bác sĩ!