Dinh Dưỡng

Tiểu cầu thấp nên ăn gì? +5 thực phẩm phổ biến nhất

2021-10-13 19:42:27

Chế độ dinh dưỡng hợp lý có thể cải thiện tình trạng giảm tiểu cầu. Vậy cụ thể, tiểu cầu thấp nên ăn gì để mau khỏi bệnh? Các nhóm thực phẩm giàu sắt, vitamin B12, vitamin K, Folate,... là những thực phẩm người bệnh bị giảm tiểu cầu nên bổ sung. 

Tiểu cầu thấp nên ăn gì? +5 thực phẩm phổ biến nhất Tiểu cầu thấp nên ăn gì? +5 thực phẩm phổ biến nhất

 

Trên thực tế, một số trường hợp tiểu cầu thấp có thể được khắc phục thông qua chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Vậy người bệnh tiểu cầu thấp nên ăn gì? Mời bạn đọc theo dõi các thông tin sau đây của TDoctor!

Giảm tiểu cầu là bệnh lý làm cho hệ miễn dịch yếu đi, giảm khả năng bảo vệ cơ thể trước các tác nhân gây bệnh. Nếu bạn đang tìm kiếm một phương pháp giúp tăng tiểu cầu một cách tự nhiên, mời tham khảo các nhóm thực phẩm sau đây?

Tiểu cầu thấp nên ăn gì? TOP 5 loại phổ biến nhất

Tăng cường thực phẩm giàu chất sắt 

Sắt là thành phần quan trọng đối với tế bào máu, gồm bạch cầu, hồng cầu và tiểu cầu. Nguyên tố vị lượng này có thể làm tăng số lượng tiểu cầu ở những người bị thiếu máu do thiếu sắt. 

Trung bình, nam trên 18 tuổi và nữ trên 50 tuổi cần 8 mg sắt/ngày. Phụ nữ ở độ tuổi 19 - 50 cần 18 mg sắt/ngày và trong quá trình mang thai cần 27 mg sắt/ngày. 

Bạn đọc nên bổ sung thực phẩm giàu sắt như: hàu, ngũ cốc ăn sáng, hạt bí, đậu lăng, đậu hũ, socola đen,...vào chế độ ăn uống hàng ngày để tăng tiểu cầu. Nên kết hợp sử dụng các thực phẩm này với vitamin C để tăng cường khả năng hấp thụ. Ngoài ra, cần chú ý tránh ăn cùng thực phẩm giàu canxi.

Bổ sung nhóm thực phẩm giàu Vitamin B12

Vitamin B12 là thành phần quan trọng tham gia vào quá trình cấu tạo tế bào hồng cầu và góp phần tăng sinh tế bào tiểu cầu. Do vậy, bổ sung Vitamin B12 là điều thiết với những người bị thiếu máu, tiểu cầu thấp.

Trung bình, cơ thể người trên 14 tuổi cần 2,4 mcg vitamin B12/ngày. Bên cạnh đó, phụ nữ mang thai và cho con bú cần 2,8 mcg vitamin B12/ngày. 

Những loại thực phẩm giàu Vitamin B12 gồm: Trứng, gan bò, cá hồi, thịt bò, cá ngừ, sữa đậu nành, sữa hạnh nhân,...

Tiểu cầu thấp nên ăn gì? - Thực phẩm giàu vitamin K 

Vitamin K cần thiết cho quá trình đông máu

Như đã biết, Vitamin K là một trong những loại vi chất cần thiết cho quá trình đông máu. Theo một số nghiên cứu, 26,98% người dùng vitamin K đã giảm được các triệu chứng bầm tím, chảy máu, đồng thời lượng tiểu cầu tăng cũng lên đáng kể. Ở nam và nữ hàm lượng vitamin K trung bình cần bổ sung lần lượt là 120 mcg/ngày và 90 mcg/ngày.

Một số loại thức ăn giàu vitamin K, người bệnh giảm tiểu cầu có thể bổ sung cho cơ thể như: Bông cải xanh, bí ngô, đậu nành, các loại rau lá xanh như cải rổ, rau xà lách, cải xoăn,…

Nhóm thực phẩm giàu Folate cũng cần được tăng cường

Folate hay vitamin B9, rất quan trọng trong việc hình thành tế bào máu và cho sự phát triển của tế bào khỏe mạnh. Trung bình một người trưởng thành cần ít nhất 400 mcg/ngày, phụ nữ mang thai có nhu cầu cao hơn ở mức 600 mcg folate/ngày.

Nhiều người lựa chọn bổ sung hàm lượng Folate từ nguồn thực phẩm chức năng, đặc biệt là phụ nữ mang thai. Tuy nhiên các chuyên gia y tế khuyến cáo, nguồn bổ sung Folate tổng hợp này có thể làm giảm chức năng của Vitamin B12 đối với quá trình tổng hợp máu. 

Do vậy, bổ sung Folate từ thực phẩm hàng ngày là điều cần thiết. Bạn đọc nên tăng cường đậu trắng, gan bò, ngũ cốc, rau chân vịt, rau cải,... để có nguồn dinh dưỡng đa dạng hơn.

Thực phẩm giàu vitamin C giúp sắt hấp thu tốt hơn

Theo nhiều nghiên cứu, thiếu vitamin C dẫn đến tình trạng thiếu máu do thiếu sắt. Bởi vitamin C được xem là chất xúc tác và cải thiện khả năng hấp thu sắt của cơ thể. Đặc biệt, vitamin C nếu kết hợp cùng Rutin sẽ giúp thành mạch vững chắc hơn, phân chia, tăng trưởng các tế bào một cách nhanh chóng, bao gồm các tế bào máu. 

Giới hạn tối đa của vitamin C mà cơ thể người trên 19 tuổi có thể chấp nhận được là 2.000mg. Mức giới hạn dành cho phụ nữ đang mang thai và đang cho con bú cũng tương tự.

Có nhiều loại trái cây và rau củ giàu vitamin C, như cam, quýt, bưởi, ớt chuông, bông cải xanh, dứa, cà chua, lựu, dâu tây,... Chú ý, trong quá trình chế biến, nhiệt độ cao có thể làm phá hủy vitamin C nên tốt nhất, hãy ăn sống nếu có thể.

Trên đây là câu trả lời cho thắc mắc “Tiểu cầu thấp nên ăn gì?”. Nếu còn bất cứ băn khoăn nào liên quan đến chế độ dinh dưỡng cho người bệnh tiểu cấp thấp, bạn đọc có thể liên hệ với bác sĩ dinh dưỡng của TDoctor để được giải đáp chi tiết.

0 bình luận

Gửi ý kiến bình luận
Xem thêm
Rất hữu ích Rất hữu ích
Hữu ích Hữu ích
Bình thường Bình thường

Nếu có bất cứ thắc mắc nào về vấn đề sức khỏe

hãy liên hệ với Tdoctor thông qua cách thức đặt câu hỏi trực tuyến Tại đây.
Hoặc mời bạn liên hệ qua Hotline/ Zalo: 0937454785 / 0349444164 hay có thể tìm bác sĩ tại đây
Trân trọng.