Tiêu hoá

THỪA CÂN - BÉO PHÌ: MỐI NGUY HẠI Ở TRẺ EM TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID-19

2021-07-24 19:49:25

Giữa bối cảnh đại dịch COVID-19, sức khỏe đang là mối quan tâm hàng đầu của con người. Dịch bệnh cũng chính là nguy dẫn đến bệnh thừa cân béo phì, nhất là ở trẻ em. Vậy, mối quan hệ giữa béo phì và cúm do virus corona gây lên có mối quan hệ như thế nào? Làm thế nào để có thể thực hiện “mục tiêu kép”, vừa phòng COVID-19 vừa phòng thừa cân béo phì cho các bé? Hãy cùng Tdoctor tìm hiểu nhé!

   THỪA CÂN - BÉO PHÌ: MỐI NGUY HẠI Ở TRẺ EM TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID-19 THỪA CÂN - BÉO PHÌ: MỐI NGUY HẠI Ở TRẺ EM TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID-19

Trẻ có nguy cơ béo phì trong mùa dịch:

Thừa cân-béo phì là sự tích tụ mỡ bất thường, vượt quá mức làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Trẻ bị thừa cân béo phì  chủ yếu là do dinh dưỡng bất hợp lý và ít hoạt động thể lực. Năng lượng khẩu phần ăn vào vượt quá năng lượng tiêu hao theo nhu cầu cơ thể, do đó phần năng lượng dư thừa được chuyển thành mỡ tích lũy trong các tổ chức, dẫn tới thừa cân-béo phì..

Tình hình dịch diễn biến phức tạp, trẻ phải ở nhà gần như 24/24 vì trường học, công viên, khu vui chơi đồng loạt đóng cửa. Rất nhiều hoạt động ngoài trời phải dừng lại như thể dục thể thao, bơi lội… kể cả việc đạp xe đạp trước sân nhà hay vui chơi với bạn bè…cũng bị hạn chế. Do đó. nguy cơ thiếu vitamin D đối với các bé ngày càng tăng cao.

Trẻ ở nhà tăng thời gian tiếp xúc với màn hình điện thoại, tivi, máy tính. Điều này dẫn tới tình trạng rối loạn giờ giấc sinh hoạt như ngủ trễ, ăn uống không đúng giờ,

Bên cạnh đó, chế độ ăn uống của bé cũng không được kiểm soát như: ăn nhiều bữa hơn, ăn nhiều bánh kẹo hơn, nguồn trái cây, rau xanh ít ỏi dẫn đến thiếu vitamin thiết yếu.

Mối nguy hại của béo phì lên cơ thể trẻ: 

Tác hại của thừa cân - béo phì ở trẻ em rất đáng quan tâm vì trẻ em là một cơ thể đang phát triển. 

Khi tăng lượng mỡ trong cơ thể, rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp, tăng các yếu tố gây phản ứng viêm, nhưng lại thiếu các vitamin cần thiết dẫn đến: rối loạn hệ miễn dịch, bệnh tim mạch, hô hấp, thận, gan nhiễm mỡ… Khi đến tuổi trưởng thành, trẻ thừa cân - béo phì dễ mắc các bệnh mạn tính không lây như tim mạch, tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, đột quỵ, đái tháo đường, gan nhiễm mỡ, máu nhiễm mỡ…

Ngoài nguy cơ về sức khỏe thể chất, trẻ em béo phì còn bị tác động tới tâm lý. Với ngoại hình đặc biệt, trẻ béo phì chậm chạp, mặc cảm tự ti, ngại giao tiếp xã hội, dễ bị trêu chọc, tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến trầm cảm, làm giảm sút hiệu quả học tập, lao động và chất lượng cuộc sống.

Nghiên cứu ở Mỹ và Trung Quốc cho thấy trẻ em và người trẻ bị béo phì có biểu hiện nặng hơn khi nhiễm Covid, tăng nguy cơ suy hô hấp phải hỗ trợ thở, tăng các phản ứng viêm quá mức dẫn đến ảnh hưởng xấu lên cơ thể, hệ miễn dịch yếu nên thời gian khỏi bệnh sẽ lâu hơn, giảm chức năng thận, nguy cơ tạo huyết khối…Không chỉ Covid mà các bệnh khác, người béo phì vẫn luôn có nguy cơ bệnh nặng hơn.

Cách khắc phục:

Khi trẻ bị thừa cân - béo phì,, tuyệt đối không được giảm hay nhịn ăn, mà phải thực hiện chế độ ăn đủ nhu cầu vì cơ thể đang phát triển, đồng thời ăn hạn chế: chất béo, thức ăn giàu năng lượng, thức ăn nhanh, chế biến sẵn, bánh kẹo và nước giọt. Đồng thời tăng cường hoạt động thể lực để tiêu hao năng lượng thừa nhằm giảm sự tích tụ chất béo, tạo khối cơ và sức bền cho trẻ. Phụ huynh cần kiểm soát khẩu phần ăn của trẻ và lên thực đơn đầy đủ dinh dưỡng hợp lý. Đồng thời, các ông bố bà mẹ phải tăng cường các hoạt động thể chất ở trẻ bằng các công việc đơn giản như yêu cầu trẻ cùng làm việc nhà cùng mình, tập thể dục trong nhà có dụng cụ hoặc không có dụng cụ như nhảy múa theo nhạc, lên xuống cầu thang…Ở những nơi dịch bệnh không quá phức tạp, trẻ có thể đi bộ hay đạp xe trước nhà, sao cho đảm bảo giữ khoảng cách và an toàn theo quy định của Nhà nước. Bên cạnh đó, cũng nên bổ sung vitamin bằng thực phẩm hoặc thuốc hỗ trợ. Yêu cầu các bé ngủ đúng giờ và đủ giấc, tránh căng thẳng, hạn chế tiếp xúc điện thoại, máy tính, tivi.

Trong khoảng thời gian hiện tại, hãy cùng cố gắng để có sức khỏe tốt trong mùa dịch và phòng chống thừa cân béo phì nhé.

BÀI VIẾT NHẬN ĐƯỢC SỰ TRỢ GIÚP CHUYÊN MÔN TỪ BÁC SĨ  LÊ NGỌC HỒNG HẠNH - CHUYÊN KHOA NHI TỔNG QUÁT - BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2 TP HỒ CHÍ MINH

Nếu còn thắc mắc về việc giúp trẻ em phòng tránh COVID-19, hoặc các vấn đề liên quan đến khoa Nhi, bạn có thể liên lạc với bác sĩ Lê Ngọc Hồng Hạnh hoặc các bác sĩ chuyên khoa Nhi uy tín khác qua website của Tdoctor hoặc trực tiếp đến các phòng khám thuộc hệ thống của Tdoctor để kiểm tra và tư vấn thêm.

Để được tư vấn trực tiếp, quý Khách vui lòng liên hệ với website của Tdoctor. Tải ứng dụng của Tdoctor để có thể dễ dàng nhận được sự tư vấn bác sĩ cũng như đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

0 bình luận

Gửi ý kiến bình luận
Xem thêm
Rất hữu ích Rất hữu ích
Hữu ích Hữu ích
Bình thường Bình thường

Nếu có bất cứ thắc mắc nào về vấn đề sức khỏe

hãy liên hệ với Tdoctor thông qua cách thức đặt câu hỏi trực tuyến Tại đây.
Hoặc mời bạn liên hệ qua Hotline/ Zalo: 0937454785 / 0349444164 hay có thể tìm bác sĩ tại đây
Trân trọng.