Kiến Thức Y Học

Phá thai và những hệ quả để lại

2021-08-03 21:49:02

Vì những lý do nào đó mà hiện nay tỷ lệ phá thai ở nữ giới ngày càng tăng? Tuy nhiên, không phải chị em nào cũng tìm hiểu và có đầy đủ thông tin về nạo phá thai nên biết để bảo vệ sức khỏe bản thân. Cùng tìm hiểu về phá thai là gì, các phương pháp nạo phá thai hiện nay cũng như những biến chứng có thể có.

Phá thai và những hệ quả để lại Phá thai và những hệ quả để lại

 

  1. Phá thai là gì?

Nạo phá thai là phương pháp đình chỉ thai nghén bằng thủ thuật hay sử dụng thuốc phá thai để loại bỏ phôi thai hay bào thai và nhau thai ra khỏi tử cung. Với lý do bắt buộc hoặc do hoàn cảnh sống.

Tại Việt Nam, lý do của phá thai hợp pháp có thể là:

Do thai dị tật

Lý do sức khỏe của mẹ

Theo yêu cầu của khách hàng

Do hoang thai

Hầu hết các trường hợp phá thai được thực hiện trong ba tháng đầu, bởi vì đây được coi là một trong những thời điểm phá thai an toàn nhất. Hiện nay, nạo hút thai là cách phá thai phổ biến nhất. 

Mang thai nên được xác nhận trước khi phá thai được thực hiện. Thông thường, tuổi thai nhi được xác định bằng siêu âm, nhưng đôi khi tiền sử và khám lâm sàng có thể xác định chính xác tuổi thai nhi trong 3 tháng đầu thai kỳ. Cần phải xem xét làm siêu âm Doppler nếu một phụ nữ đang ở trong giai đoạn 2 của thai kì và có rau tiền đạo hoặc rau thai ở phía mặt trước với tiền sử vết sẹo tử cung.

Chấm dứt thai kỳ có thể được khẳng định bằng cách quan sát trực tiếp việc loại bỏ trong buồng tử cung dưới siêu âm sử dụng trong suốt quá trình làm thủ thuật Nếu siêu âm không được sử dụng trong thủ thuật, sự chấm dứt có thể được khẳng định bằng cách đo nồng độ gonadotropin (β-hCG) trong huyết thanh trước và sau khi thực hiện; giảm> 50% sau 1 tuần xác nhận chấm dứt.

Tất cả các hình thức tránh thai có thể được bắt đầu ngay lập tức sau khi phá thai được thực hiện ở < 28 tuần.

Phá thai chỉ an toàn khi được thực hiện tại các phòng khám sản phụ khoa uy tín do đội ngũ bác sỹ chuyên khoa giàu kinh nghiệm trực tiếp kiểm tra, thực hiện, theo dõi và giám sát theo đúng quy trình nghiêm ngặt của Bộ Y tế.

  1. Các phương pháp phá thai

    1. Phá thai ngoại khoa

Phá thai ngọai khoa là dùng các thủ thuật đưa dụng cụ qua cổ tử cung để chấm dứt thai kỳ, bao gồm hút chân không (VA), và nong gắp thai (D&E).

Tùy theo tuổi thai sẽ có phương pháp thủ thuật khác nhau:

- Thai từ 6 đến 12 tuần vô kinh: thủ thuật hút thai chân không (VA): bằng tay (MVA) hoặc bằng máy (EVA).

- Thai > 12 tuần đến hết 18 tuần: thủ thuật nong – gắp thai (D&E).

Tuổi thai càng lớn thì thủ thuật càng khó hơn.

  • Hút thai chân không (ngoại khoa, không đau): là phương pháp mà các bác sỹ sẽ cho thai phụ ngậm thuốc để làm ngừng thai nghén trong buồng tử cung. Sau đó, bác sĩ sẽ sử dụng thuốc thuốc gây tê, đặt dụng cụ mỏ vịt vào âm đạo của bạn để bộc lộ cổ tử cung. Một ống hút thông được kết nối với máy bơm hút thai chân không sẽ được đưa vào cổ tử cung để hút thai và nhau thai ra ngoài. Phương pháp này được áp dụng cho trường hợp thai từ 6-12 tuần tuổi, người mang thai không bị dị dạng đường sinh dục, không mắc các bệnh nội khoa cấp tính và viêm nhiễm đường sinh dục (cần được điều trị).

  • Ở > 12 tuần đến hết tuần thứ 18 thường sử dụng nong và gắp. Kẹp được sử dụng để tháo gỡ các phần và lấy bỏ bào thai, và một ống thông hút được sử dụng để hút nước ối, nhau thai, và các mảnh vỡ của bào thai.

  • Phẫu thuật tử cung (thủ thuật mở từ cung hoặc cắt bỏ tử cung) là biện pháp cuối cùng, điều này thường được tránh vì tỷ lệ tử vong cao hơn. Thủ thuật mở tử cung cũng gây ra vết sẹo tử cung, dẫn đến dễ vỡ ở những lần mang thai sau đó.

  1. Phá thai nội khoa

Phá thai bằng thuốc (nội khoa): là phương pháp sử dụng thuốc để chấm dứt thai nghén trong buồng tử cung và kích thích tử cung co bóp nhằm đẩy thai ra ngoài. Phương pháp này được áp dụng cho trường hợp mang thai không quá 7 tuần tuổi, thai đã vào tử cung, người mang thai không bị bệnh tim mạch, cao huyết áp, thiếu máu nặng, rối loạn đông máu, hẹp van 2 lá.

Các loại thuốc được sử dụng trong phá thai nội khoa sẽ gây chảy máu nặng hơn nhiều so với thời kỳ kinh nguyệt bình thường. Xuất hiện một vài triệu chứng như chuột rút nghiêm trọng, buồn nôn, sốt, ớn lạnh. Bạn có thể dùng thuốc giảm đau không kê đơn, trong trường hợp cần thiết, bác sĩ sẽ kê toa thuốc giảm đau mạnh hơn cho bạn. Để phá thai hoàn tất, sẽ mất khoảng vài ngày hoặc vài tuần.

  • Thuốc phá thai hoạt động như thế nào?

Thuốc phá thai là tên gọi chung để sử dụng hai loại thuốc khác nhau để kết thúc thai kỳ: mifepristone và misoprostol.

Đầu tiên, uống một viên mifepristone. Mang thai cần một loại hormone gọi là progesterone để phát triển bình thường. Mifepristone ngăn chặn progesterone qua đó không cho thai có cơ hội cấy vào niêm mạc tử cung và phát triển.

Sau 48 giờ, uống loại thuốc thứ hai là misoprostol. Thuốc này có tác dụng co bóp và đẩy thai nhi ra khỏi tử cung gây chảy máu trong vòng 24 giờ sau đó. Nếu không bị chảy máu trong vòng 24 giờ sau khi uống loại thuốc thứ hai, hãy gọi cho y tá hoặc bác sĩ.

Trong vòng 2 tuần sau khi phá thai bằng thuốc, bạn nên đến cơ sở y tế uy tín để thăm khám xem liệu rằng việc phá thai đã hoàn tất chưa. Nếu bạn vẫn mang thai sau khi dùng thuốc, bạn có thể được cho dùng một liều thuốc khác hoặc phải phá thai bằng thủ thuật.

  1. Biến chứng sau phá thai

3.1. Biến chứng sau phá thai ngoại khoa

Tỉ lệ biến chứng với phá thai (các biến chứng nghiêm trọng < 1%; tử vong < 1 trong 100.000) cao hơn những người có biện pháp tránh thai. Tỉ lệ biến chứng tăng lên khi tuổi thai nhi tăng lên.

Theo thời gian xảy ra biến chứng, ta chia 2 loại:

3.1.1. Biến chứng sớm

Hậu quả của việc nạo phá thai ngoài ý muốn có thể xảy ra trong quá trình thực hiện thủ thuật hoặc sau thời gian tiến hành thủ thuật không lâu, bao gồm:

Chảy máu: Chảy máu âm đạo hoặc ứ máu tử cung gặp trong các trường hợp thai to, tử cung mất trương lực, sót nhau thai, thủng tử cung (0,1%), rách cổ tử cung (0,1 đến 1%), mắc bệnh về máu, v.v. Hoặc ít gặp hơn là thủng ở ruột hoặc cơ quan khác do dụng cụ.

Nhiễm trùng: Người bị nhiễm trùng sau thực hiện thủ thuật có biểu hiện sốt cao, đau bụng dưới, huyết trắng có mùi hôi, có mủ, đau khi giao hợp. Nguyên nhân của nhiễm trùng là do người bệnh không tuân thủ đơn thuốc của bác sĩ hoặc không vệ sinh đúng cách bộ phận sinh dục. Một nguyên nhân khác là do mảnh vỡ nhau thai bị giữ lại, dụng cụ không đảm bảo vô trùng hoặc tiến hành các thủ thuật không đảm bảo vô trùng. Viêm nhẹ thì được theo dõi thêm nhưng nếu nhiễm trùng ở mức trung bình hoặc trầm trọng thì viêm phúc mạc hoặc nhiễm trùng huyết có thể xảy ra.

3.1.2. Biến chứng muộn

Một số hậu quả của việc nạo phá thai xảy ra muộn có thể là do hậu quả của việc khắc phục các hậu quả sớm không hiệu quả hoặc do thủ thuật nạo phá thai thô bạo, bao gồm:

Vô kinh: Gây ra do viêm dính buồng tử cung, thường gặp ở những người có tiền sử nạo phá thai nhiều lần.

Vô sinh: Do dính buồng tử cung, xơ hoá vòi tử cung.

Sảy thai liên tục: Nong giãn cổ tử cung mạnh có thể làm cho cổ tử cung yếu không đủ sức giữ thai ở những lần có thai sau.

Thai ngoài tử cung: Do thành tử cung bị suy yếu, tắc vòi trứng do viêm nhiễm, dẫn đến thai không thể về làm tổ ở tử cung mà làm tổ ở các vị trí khác mà chủ yếu là vòi trứng.

Nhau tiền đạo: Là tình trạng trứng sau khi thụ tinh không làm tổ tại vị trí thuận lợi ở tử cung. Hiện tượng này xảy ra là do tổn thương tử cung gây hình thành sẹo, làm trứng không làm tổ được tại vị trí đúng, thay vào đó phải làm tổ ở các vị trí bất thường xung quanh tử cung.

3.1.3. Ngăn ngừa biến chứng sau nạo phá thai

Để ngăn ngừa các biến chứng của việc nạo phá thai, người phụ nữ cần đảm bảo nguyên tắc hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm trùng, cụ thể như sau:

Cần được nghỉ ngơi 1 - 6 giờ sau khi tiến hành thủ thuật

Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ

Vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục bằng nước rửa phụ khoa, thay băng vệ sinh 4 lần /ngày hoặc lúc bẩn.

Kiêng quan hệ tình dục ít nhất 2 tuần sau khi tiến hành thủ thuật

Nghỉ ngơi và ăn uống hợp lý

Khám lại tại phòng khám sản phụ khoa uy tín sau 5 tuần kể từ thời điểm nạo phá thai

3.2. Biến chứng sau phá thai nội khoa

Dị ứng với thuốc phá thai: Có thể nhẹ như nổi mề đay, mẩn ngứa hoặc nặng như khó thở, choáng, tụt huyết áp.

Buồn nôn, tiêu chảy hoặc nôn mửa: Trong quá trình sảy thai, bạn sẽ gặp phải những triệu chứng này. Đây là những triệu chứng bình thường và sẽ qua đi trong thời gian ngắn, không cần điều trị đặc biệt gì. Bạn sẽ được kê đơn thuốc giảm đau, như Paracetamol hoặc Ibuprofen để giảm cơn đau bụng hoặc cũng có thể dùng chai nước nóng, khăn ấm để chườm bụng.

Đau đầu và chóng mặt: Sau khi uống Misoprostol, bạn sẽ cảm thấy đau đầu, chóng mặt. Hãy uống nhiều nước hoặc nước hoa quả, tuyệt đối không uống cà phê hoặc rượu và uống thuốc giảm đau nếu cần thiết.

Bị sốt trong vài giờ, đôi khi kèm theo ớn lạnh: Một số phụ nữ sẽ có triệu chứng này và nó sẽ nhanh chóng qua đi và không nguy hiểm.

Băng huyết, ra máu: Hiện tượng ra máu nhiều như hành kinh, băng huyết, có thể đi kèm cảm giác đau bụng kinh. Tùy vào thể trạng mỗi người mà cơn đau bụng ở mức độ nặng nhẹ khác nhau. Tuy nhiên, nếu tình trạng ra máu kéo dài, cộng với những cơn đau bụng, nếu không kịp thời điều trị có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu, khiến ngất xỉu, hôn mê. Hơn nữa, tình trạng ra máu kéo dài mà không được đảm bảo vệ sinh sạch sẽ vùng kín khiến nguy cơ dẫn đến bệnh viêm nhiễm phụ khoa hoàn toàn có thể xảy ra.

Viêm nhiễm phụ khoa: Mặc dù không trực tiếp sử dụng các dụng cụ y tế tác động vào tử cung nhưng dược lực của thuốc phá thai vẫn có thể gây nên những thương tổn nhất định. Trường hợp không vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục hay không có hướng điều trị những tổn thương kéo dài này thì nguy cơ bị viêm nhiễm.

Gây rối loạn nội tiết: Việc sử dụng thuốc phá thai có thể khiến buồng trứng và quá trình rụng trứng bị ảnh hưởng, dẫn đến rối loạn nội tiết tố trong cơ thể, thậm chí là rối loạn kéo dài. Điều này làm cho trứng có thể rụng muộn hoặc sớm hơn khiến chu kỳ kinh nguyệt thay đổi thất thường ngắn hoặc dài hơn so với bình thường.

Vẫn có thai sau khi dùng thuốc: Để tránh tình trạng này cần uống thuốc đúng phác đồ hướng dẫn; siêu âm kiểm tra sau khi dùng thuốc để đảm bảo không còn thai. Thứ hai là do thai đã được tống xuất ra ngoài hoàn toàn nhưng do chủ quan nghĩ rằng chưa có kinh nên đã không áp dụng biện pháp ngừa thai khi quan hệ tình dục.

Nguy cơ thai ngoài tử cung: Những trường hợp này thường phát hiện muộn và nhập viện với tình trạng thai ngoài tử cung vỡ, gây choáng. Nguyên nhân thường gặp là do dùng thuốc khi chưa xác định rõ vị trí của khối thai và không để ý các dấu hiệu bất thường của thai ngoài tử cung.

 

Phá thai luôn tiềm ẩn những mối nguy hiểm khó lường đối với sức khỏe phụ nữ. Đây là việc làm mà không người mẹ nào mong muốn. Vì thế hãy suy nghĩ thật kỹ trước khi quyết định phá thai. Để đảm bảo phá thai an toàn, người bệnh nên đến các phòng khám sản phụ khoa uy tín và làm các xét nghiệm cần thiết. Sau đó, dựa vào kết quả của quá trình thăm khám bệnh mà các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp phá thai thích hợp.

Hiện nay Khám bệnh online đang là giải pháp được nhiều người lựa chọn trong mùa dịch. Và khám bệnh trực tuyến qua Tdoctor sẽ là lựa chọn uy tín cho mỗi cá nhân và gia đình trong việc chăm sóc sức khỏe. 

 

0 bình luận

Gửi ý kiến bình luận
Xem thêm
Rất hữu ích Rất hữu ích
Hữu ích Hữu ích
Bình thường Bình thường

Nếu có bất cứ thắc mắc nào về vấn đề sức khỏe

hãy liên hệ với Tdoctor thông qua cách thức đặt câu hỏi trực tuyến Tại đây.
Hoặc mời bạn liên hệ qua Hotline/ Zalo: 0937454785 / 0349444164 hay có thể tìm bác sĩ tại đây
Trân trọng.