Tim Mạch

Lưu ý cho bệnh nhân tim mạch khi tiêm vắc xin ngừa COVID-19

2021-09-06 01:44:54

Trong giai đoạn dịch hiện nay, nhiều địa phương đã bắt đầu chiến dịch tiêm chủng ngừa Covid cho cộng đồng. Các đối tượng 65 tuổi trở lên cũng như các đối tượng có bệnh nền mạn tính, trong đó có bệnh nền tim mạch là các nhóm ưu tiên tiêm chủng. Vậy, các bệnh nhân tim mạch cần lưu ý gì khi tiêm vaccine ngừa COVID-19, hãy cùng theo dõi dưới đây nhé.

 Lưu ý cho bệnh nhân tim mạch khi tiêm vắc xin ngừa COVID-19 Lưu ý cho bệnh nhân tim mạch khi tiêm vắc xin ngừa COVID-19

Người bệnh tim mạch có nên tiêm vaccine Covid-19 hay không?

 

Những người có bệnh tim mạch đều nên tiêm vắc xin phòng COVID-19, điều này giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh, giảm nguy cơ phải nhập viện do nhiễm bệnh và giảm nguy cơ tử vong một khi mắc bệnh. Mặc dù tiêm vaccine không đảm bảo bạn không bị nhiễm, nhưng giúp giảm nguy cơ mắc Covid mức độ nặng phải nhập viện, thở máy, thậm chí tử vong. Đặc biệt, người bệnh tim mạch là đối tượng nguy cơ cao diễn tiến nặng nếu mắc bệnh.

Nếu không tiêm phòng, khi mắc COVID-19 tình trạng bệnh tim mạch dễ bị nặng hơn thông qua nhiều cơ chế, bao gồm cả tình trạng tổn thương viêm trực tiếp ở tim. Vì vậy, tiêm vắc xin cho bệnh nhân tim mạch là điều hết sức quan trọng. Không nên kén chọn vaccine, vì vaccine tốt nhất chính là vaccine được tiêm sớm nhất.

 

Tác động của vắc-xin đối với những người có bệnh tim mạch

 

Các nghiên cứu hiện nay về vắc xin ngừa COVID-19 trên nhiều đối tượng, trong đó có bệnh nhân tim mạch, không thấy bất kỳ ảnh hưởng nghiêm trọng nào. Những khó chịu có thể gặp gồm: đau tại chỗ tiêm, mệt mỏi, nhức đầu, đau cơ hoặc ớn lạnh, có thể có sốt tương tự như bị cúm. Cánh tay nơi tiêm có thể cứng và đau nhức. Tình trạng này có thể tồn tại trong thời gian ngắn, kéo dài khoảng 24 - 48 giờ và có thể xử lý bằng giảm đau, hạ sốt thông thường, kết hợp với uống nhiều nước.

Có tỷ lệ khoảng 1 người trên 2 triệu người có thể bị phản ứng dị ứng nghiêm trọng làm tăng nặng bệnh tim. Tuy nhiên, rủi ro này là cực kỳ hiếm. Những dữ liệu hiện tại cho thấy không có sự khác biệt về phản ứng phản vệ giữa bệnh nhân có và không có bệnh tim mạch. Bác sĩ chuyên khoa sẽ khảo sát kĩ các yếu tố như tiền căn sốc phản vệ từ độ 2 trở lên, các thuốc đang dùng, có bệnh cấp tính hiện tại hay không để quyết định. Theo quy định hiện tại, các bệnh nhân tim mạch đang điều trị ổn định sẽ được tiêm chủng tại bệnh viện hoặc tại cơ sở y tế có đủ năng lực hồi sức cấp cứu ban đầu.

Thêm vào đó, cũng không có báo cáo về tương tác giữa vắc-xin và thuốc điều trị bệnh tim mạch, vì vậy bệnh nhân không được bỏ thuốc điều trị tim mạch trước hoặc sau khi tiêm vắc-xin. Một số bệnh nhân đang sử dụng thuốc chống đông, kháng kết tập tiểu cầu, khi tiêm có thể bị đau, sưng và bầm tím xung quanh vết tiêm.

 

Các lưu ý khi tiêm vaccine cho bệnh nhân tim mạch

 

Chuẩn bị trước khi tiêm, bệnh nhân tim nên có sự chuẩn bị kỹ càng trước khi tiêm, tránh tâm lý lo lắng do những thông tin không chính xác. Bên cạnh đó, người đi tiêm cần biết về tình trạng sức khỏe của bản thân để khai báo y tế phù hợp.

Khi đi tiêm, người tiêm phòng cần phải kê khai thông tin tiền sử, bệnh lý, các loại thuốc đang dùng khi khám sàng lọc để bác sỹ chuyên khoa quyết định chính xác có đủ điều kiện tiêm chủng hay không. Cần tuân thủ theo sự sắp xếp của các bác sĩ để được đảm bảo an toàn cao nhất.

Sau khi tiêm xong, bệnh nhân cần tự theo dõi sau khi tiêm. Người đi tiêm cần lưu lại nơi tiêm chủng ít nhất 30 phút để theo dõi các phản ứng sau tiêm, nếu có các dấu hiệu như phát ban trên da, tê lưỡi hoặc môi, khó thở, tím tái, đánh trống ngực… thì cần báo ngay cho nhân viên y tế để xử trí kịp thời.

Khi về nhà, người được tiêm cần tự theo dõi thêm 7 - 28 ngày. Trong 3 ngày đầu sau tiêm, nên có người cùng quan sát phản ứng sau tiêm để kịp thời thông báo cho bác sĩ. Người tiêm phòng không nên uống chất kích thích đặc biệt là rượu bia; không chườm, đắp, bôi bất kỳ chất gì vào vị trí tiêm; đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ, uống nhiều nước, có thể bổ sung vitamin, mua sẵn thuốc hạ sốt thông thường để sử dụng nếu nhiệt độ từ 38.5 độ C trở lên.

Nếu xuất hiện các dấu hiệu: phát ban trên da; sưng, ngứa hoặc tê ở môi và lưỡi; xuất huyết dưới da; nghẹn họng, nói khó; nôn, tiêu chảy; khó thở, thở rít, tím tái; choáng, hồi hộp đánh trống ngực; chóng mặt, đau đầu dữ dội; sốt trên 39 độ không đáp ứng thuốc hạ sốt… thì cần đến ngay cơ sở y tế hoặc liên hệ với số điện thoại hỗ trợ mà điểm tiêm chủng cung cấp.

Đến với Tdoctor, các bạn sẽ được các y bác sĩ chăm sóc sức khỏe bằng ứng dụng chữa bệnh từ xa thông qua internet. Đối với khoa tim mạch, các bạn các thể liên hệ các bác sĩ như bác sĩ Trần Việt Anh, hiện đang công tác tại bệnh viện Bạch Mai, bác sĩ Trịnh Quốc Hưng, hiện đang công tác tại bệnh viện quân y 103, bác sĩ Nguyễn Ngọc Thành, hiện đang công tác tại trung tâm điều trị suy giãn tĩnh mạch. Để được hỗ trợ kỹ hơn bởi tổng đài viên cũng như biết được nhiều tin tức sức khỏe bổ ích, Quý Khách có thể cập trang web của Tdoctor. Đồng thời có thể hẹn lịch bác sĩ tư vấn khi có nhu cầu khám chữa bệnh để tránh tình trạng đợi lâu nhé!

0 bình luận

Gửi ý kiến bình luận
Xem thêm
Rất hữu ích Rất hữu ích
Hữu ích Hữu ích
Bình thường Bình thường

Nếu có bất cứ thắc mắc nào về vấn đề sức khỏe

hãy liên hệ với Tdoctor thông qua cách thức đặt câu hỏi trực tuyến Tại đây.
Hoặc mời bạn liên hệ qua Hotline/ Zalo: 0937454785 / 0349444164 hay có thể tìm bác sĩ tại đây
Trân trọng.