Bạn Cần Biết

Những điều bạn chưa biết về hệ miễn dịch của cơ thể

2021-10-22 16:09:19

Nhận thấy với tình hình dịch bệnh Covid-19 căng thẳng như hiện nay, hệ miễn dịch được coi như là một “màng chắn” vô hình bảo vệ con người trước các mối nguy hiểm đến từ các vi khuẩn, virus độc hại. Hệ miễn dịch sẽ có nhiệm vụ tấn công những yếu tố gây bệnh thông qua các phản ứng miễn dịch.

Những điều bạn chưa biết về hệ miễn dịch của cơ thể Những điều bạn chưa biết về hệ miễn dịch của cơ thể

Hệ miễn dịch có vai trò quan trọng bảo vệ sức khỏe chúng ta trước các nguy cơ nhiễm bệnh bởi các vi khuẩn, virus độc hại gây ra. Tuy nhiên, bạn có thể chưa hiểu rõ về cơ chế hoạt động của hệ miễn dịch như thế nào, vì vậy hãy cùng Tdoctor sẽ phân tích rõ ràng qua bài viết sau đây.

1. Hệ miễn dịch là gì?

Hệ miễn dịch theo tiếng Anh được gọi là “Immune System”, là một tổ chức được tạo thành từ mạng lưới các tế bào đặc biệt, protein, mô và cơ quan. Tế bào bạch cầu  (leukocytes) là một trong những thành phần chính của hệ miễn dịch, liên tục lưu thông trong các mạch máu và mạch bạch huyết, song song với tĩnh mạch và động mạch. Các tế bào bạch cầu (white blood cell) thường xuyên kiểm tra và tìm kiếm mầm bệnh trong cơ thể. 

Khi nhận thấy mục tiêu, chúng sẽ bắt đầu nhân lên và gửi tín hiệu đến các loại tế bào khác để loại bỏ tác nhân gây hại. Không những ngăn chặn các mầm bệnh nguy hiểm, mà những tế bào chết và bị lỗi trong cơ thể cũng được hệ thống miễn dịch nhận ra và loại bỏ. Từ đó, một hàng rào phòng ngự chắc chắn được xây dựng lên, bảo vệ cơ thể chúng ta trước những tác động bên ngoài.

Hệ miễn dịch của cơ thể được phân bố tại nhiều vị trí khác nhau:

  • Lá lách
  • Tủy xương
  • Niêm mạc bên trong vòm họng, mũi và cơ quan sinh sản
  • Hệ thống tiêu hóa
  • Da
  • Hạch bạch huyết

Việc dự trữ tại nhiều địa điểm khác nhau giúp đẩy mạnh hiệu quả miễn dịch, đảm bảo chúng ta có một sức khỏe phát triển đầy đủ và hoàn chỉnh.  

Hệ miễn dịch là gì ?

Hệ miễn dịch là gì ?

2. Hệ miễn dịch quan trọng như thế nào?

2.1 Tạo kháng thể miễn dịch đối với một số bệnh bệnh cũ

Con người sinh ra ai cũng có một hệ miễn dịch hoàn hảo, nhưng chúng sẽ hao mòn dần theo thời gian. Lúc còn bé, sức đề kháng của chúng ta còn yếu, nên rất dễ dàng mắc cảm cúm, viêm họng thông thường. Khi ấy, hệ miễn dịch sẽ tạo ra những kháng thể chống chịu đầu tiên, sau đó những bản sao kế tiếp bắt đầu đầu được lưu lại. 

Ví dụ như khi chúng ta mắc bệnh thủy đậu, những kháng thể được liên tiếp tạo ra, sẵn sàng tiêu diệt mầm bệnh khi chúng quay trở lại. 

Nhưng khi chúng ta về già, hệ miễn dịch suy giảm dần, sức đề kháng hạn chế, dẫn đến mắc một số bệnh như viêm khớp hay ung thư. 

Hệ miễn dịch tại ra kháng thể khi bệnh cũ tái phát

Hệ miễn dịch tạo ra kháng thể khi bệnh cũ tái phát

2.2 Bảo vệ cơ thể khỏi mầm mống bệnh tật

Chức năng bảo vệ cơ thể là nhiệm vụ chính của hệ miễn dịch, thường xuyên phát hiện những biến đổi bất thường và tạo ra những phản ứng kịp thời ứng phó với chúng. Đặc biệt là đối với những tác nhân gây bệnh vô cùng nguy hiểm như ký sinh trùng, vi khuẩn hay nấm, hệ miễn dịch sẽ tạo ra một hệ thống phòng thủ chắc chắn, đồng thời tăng cường khống chế sự phát triển của những mầm mống đó. 

3. Phương pháp tăng cường hệ miễn dịch khỏe mạnh

  • Tích cực thể dục thể thao

Chăm chỉ tập thể dục sẽ giúp bạn tăng cường sức đề kháng, chống chịu những tác động bất thường từ môi trường xung quanh. Với những bài tập nhẹ nhàng như chạy bộ, yoga vừa có tác dụng tốt đối với tim mạch, vừa giúp giải phóng hormone endorphin, hệ miễn dịch cũng từ đó cải thiện đáng kể. 

Rèn luyện thể thao nâng cao sức đề kháng

Rèn luyện thể thao nâng cao sức đề kháng

  • Xây dựng thói quen “ăn sạch”

“Ăn sạch” ở đây được hiểu rằng, chúng ta cần sử dụng những đồ ăn lành mạnh mà vẫn phải đảm bảo đầy đủ các chất dinh dưỡng như thịt lợn, cá hồi, đậu nành,...Đặc biệt, không thể bỏ sót rau xanh và hoa quả chứa nhiều vitamin và chất xơ, bởi chúng có tác dụng chống oxy hóa và kháng sinh mạnh. 

  • Lối sống kỷ luật, quy củ

Mỗi con người đều không thể tránh khỏi những cám dỗ từ những chất kích thích như bia rượu, thuốc lá do bạn bè hoặc người xấu lôi kéo. Nếu lạm dụng quá đà, các tế bào bạch cầu sẽ dần mất đi chức năng bảo vệ, hệ miễn dịch của cơ thể cũng từ đó suy yếu dần dần. Vậy còn chần chừ gì nữa mà chúng ta không ngay lập tức thiết lập một chế độ sống  lành mạnh, khỏe khoắn, vừa tiết kiệm chi phí mà sức khỏe bản thân được đảm bảo?

  • Tinh thần lạc quan, vui vẻ

Luôn luôn tạo không gian vui vẻ, thoải mái cho bản thân, tránh tình trạng stress kéo dài. Điều này sẽ tiết ra các chất làm suy yếu hệ miễn dịch, đó là cortisol và adrenaline. 

Tóm lại, hệ miễn dịch có cấu trúc rất phức tạp nhưng đóng vai trò thật sự quan trọng trong việc tạo ra các phản ứng nhanh nhạy, để chống lại những mầm bệnh nguy hiểm. Vì vậy mà chúng ta cần xây dựng lối sống, sinh hoạt khỏe mạnh đảm bảo cho sự phát triển và sinh trưởng của bản thân.

Để được hỗ trợ tư vấn cụ thể hơn, vui lòng liên hệ với Tdoctor qua website hoặc đặt câu hỏi TẠI ĐÂY. Nếu có thể hãy tải app Tdoctor trên smartphone, vừa thông minh, vừa tiện lợi khi sử dụng!



0 bình luận

Gửi ý kiến bình luận
Xem thêm
Rất hữu ích Rất hữu ích
Hữu ích Hữu ích
Bình thường Bình thường

Nếu có bất cứ thắc mắc nào về vấn đề sức khỏe

hãy liên hệ với Tdoctor thông qua cách thức đặt câu hỏi trực tuyến Tại đây.
Hoặc mời bạn liên hệ qua Hotline/ Zalo: 0393.167.234 hay có thể tìm bác sĩ tại đây
Trân trọng.